Trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

  • A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.
  • B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.
  • C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.
  • D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Câu 2: Từ trường không tồn tại ở đâu?

  • A. Xung quanh nam châm.
  • B. Xung quanh dòng điện.
  • C. Xung quanh điện tích đứng yên.
  • D. Xung quanh Trái Đất.

Câu 3: Chọn phương án sai.

Trong thí nghiệm Ơ – xtét, khi đặt dây dẫn song song với kim nam châm, cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì:

  • A. Kim nam châm đứng yên không thay đổi.
  • B. Có lực tác dụng lên kim nam châm.
  • C. Lực tác dụng lên kim nam châm là lực từ.
  • D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Câu 4: Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?

  • A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh.
  • B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
  • C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn.
  • D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.

Câu 5: Chọn phát biểu đúng

  • A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.
  • B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
  • C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.
  • D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.

Câu 6: Cho ống dây AB có dòng diện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm định hướng như hình sau:

Tên các từ cực của ống dây được xác định là:

  • A. A là cực Bắc, B là cực Nam.
  • B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
  • C. Cả A và B là cực Bắc.
  • D. Cả A và B là cực Nam.

Câu 7: Quy tắc nắm tay phải được phát biểu:

  • A. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều của đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.
  • B. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
  • C. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay còn lại chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
  • D. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái khom lại theo bốn ngón tay chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 8: Trong các vật dụng sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu ?

  • A. Chuông điện
  • B. Rơle điện từ
  • C. La bàn
  • D. Bàn là điện

Câu 9: Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng từ?

  • A. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông.
  • B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.
  • C. Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông.
  • D. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông.

Câu 10: Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào?

  • A. Cùng hướng với dòng điện.
  • B. Cùng hướng với đường sức từ.
  • C. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ.
  • D. Không có lực điện từ.

Câu 11: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?

  • A. Mặt khung dây song song với các đường sức từ.
  • B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
  • C. Mặt khung dây tạo thành một góc 600 với các đường sức từ.
  • D. Mặt khung dây tạo thành một góc 450 với các đường sức từ.

Câu 12: Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện?

  • A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
  • B. Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn kilôoát.
  • C. Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%.
  • D. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.

Câu 13: Một dây dẫn AB có thể trượt tự do trên hai thanh ray dẫn điện MC và ND được đặt trong từ trường mà đường sức từ vuông góc với mặt phẳng MCDN, có chiều đi về phía sau mặt tờ giấy về phía mắt ta. Hỏi thanh AB sẽ chuyển động theo hướng nào?

  • A. Hướng F2
  • B. Hướng F4
  • C. Hướng F1
  • D. Hướng F3

Câu 14: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?

  • A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
  • B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
  • C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
  • D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.

Câu 15: Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu cuộn dây thì

  • A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn không đổi.
  • B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
  • C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiến).
  • D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn giảm.

Câu 16: Chọn phát biểu đúng

  • A. Bộ phận đứng yên gọi là roto.
  • B. Bộ phận quay gọi là stato.
  • C. Có hai loại máy phát điện xoay chiều.
  • D. Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng nhỏ.

Câu 17: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều vì:

  • A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
  • B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
  • C. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.
  • D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 18: Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều:

  • A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều.
  • B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều.
  • C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều.
  • D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục.

Câu 19: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn

  • A. Toàn bộ điện năng ở nơi cấp sẽ truyền đến nơi tiêu thụ.
  • B. Có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
  • C. Hiệu suất truyền tải là 100%.
  • D. Không có hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.

Câu 20: Trên một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới hiệu điện thế 100000V. Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu dây này là bao nhiêu để công suất hao phí giảm đi hai lần?

  • A. 200 000V
  • B. 400 000V
  • C. 141 421V
  • D. 50 000V
Xem đáp án
  • 56 lượt xem