Trắc nghiệm vật lý 12 bài 8: Giao thoa sóng cơ (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 12 bài 8: Giao thoa sóng cơ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở một bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 45cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình lần lượt là (mm) và $u_{1}=5cos(40\pi +\pi )$ (mm). Một điểm M dao động với biên độ cực đại nằm trên S1S2 gần trung điểm I của S1S2 nhất và cách I một đoạn 2 cm. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm giữa hai điểm S1, S2 là bao nhiêu?

  • A. 11
  • B. 21
  • C. 23
  • D. 9

Câu 2: Trên mặt phẳng nước có hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau d = 16 cm, dao động theo phương trình u = acos20πt (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,4 m/s. Điểm gần nhất dao động ngược pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của S1S2 cách S1S2 một đoạn

  • A. 6 cm
  • B. 3 cm
  • C. 2 cm
  • D. 1 cm.

Câu 3: Trong giao thoa sóng trên mặt nước, nếu dao động ở hai nguồn có phương trình uo=3 cos⁡200πt (cm), tốc độ truyền sóng v = 2,5 m/s. Hai nguồn cách nhau S1S2 = 12 cm. Số vân giao thoa cực đại và số vân giao thoa cực tiểu là

  • A. Nmax=11; Nmin=20
  • B. Nmax=9; Nmin=8
  • C. Nmax=11; Nmin=9
  • D. Nmax=9; Nmin=10.

Câu 4: Tại mặt nước có hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 (S1S2 = 4 cm) có cùng biên độ dao động theo phương thẳng đứng và đồng pha nhau, tạo ra sự giao thoa sóng trên mặt nước. Bước sóng trên mặt nước do mỗi nguồn phát ra là 2 mm, coi biên độ sóng không bị giảm trong quá trình truyền sóng. Gọi M là điểm trên mặt nước cách hai nguồn S1, S2 lần lượt là 3,25 cm và 6,75 cm. Tại M các phần tử chất lỏng

  • A. dao động ngược pha với S1, S2
  • B. dao động cùng pha với S1, S2
  • C. dao động mạnh nhất
  • D. đứng yên

Câu 5: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số 20 Hz và cùng pha. Tại một điểm M cách nguồn A và B những khoảng d1 = 10cm và d2 = 15 cm, sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước bằng

  • A. 24 cm/s
  • B. 40 cm/s
  • C. 50 cm/s
  • D. 60 cm/s

Câu 6: Quan sát hiện tượng giao thoa trên sóng nước, người ta dùng hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f=12 Hz và cùng pha. Tại điểm M cách hai nguồn những khoảng d1 = 20 cm, d2 = 22 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có 1 cực đại. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng

  • A. 12 cm/s
  • B. 8 cm/s
  • C. 24 cm/s
  • D. 16 cm/s

Câu 7: Hai nguồn sóng cơ S1, S2 cùng biên độ và ngược pha cách nhau 60cm có tần số 5 Hz, tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Số cực tiểu giao thoa trên đoạn S1S2 là

  • A. 15
  • B. 14
  • C. 17
  • D. 13

Câu 8: Có hai nguồn sóng kết hợp, dao động ngược pha nhau. Biết bước sóng là 10 cm. Tại điểm có hiệu số đường đi tới 2 nguồn có giá trị nào dưới đây có cực đại giao thoa?

  • A. 17,5 cm
  • B. 25 cm.
  • C. 20 cm
  • D. 12,5 cm.

Câu 9: Thực hiện thí nghiệm giao thoa trên mặt nước bởi hai nguồn kết hợp S1, S2 cùng pha. Gọi là bước sóng. Để giữa hai nguồn có số đường cực đại là 11 thì khoảng cách giữa hai nguồn cỡ:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 10: Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước bởi hai nguồn cùng biên độ, cùng pha và cùng tần số f=50 Hz. Xét hai điểm M, N trên đoạn thẳng nối hai nguồn cách nhau 10 cm. Biết M dao động với biên độ cực đại còn N đứng yên và biên độ không đổi trong quá trình truyền sóng. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

  • A. 5 m/s
  • B. 4 m/s
  • C. 6 m/s
  • D. 10 m/s

Câu 11: Tại hai điểm A, B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp dao động theo phương thẳng đứng. Khi hai sóng truyền tới trung điểm của đoạn AB thì đều có biên độ là a. Phần tử nước tại trung điểm sẽ

  • A. dao động với biên độ a nếu hai nguồn dao động cùng pha.
  • B. dao động với biên độ (a√3)/2 nếu hai nguồn dao động lệch pha nhau π/3.
  • C. dao động với biên độ a√2 nếu hai nguồn dao động lệch pha nhau π/2.
  • D. không dao động nếu hai nguồn dao động lệch pha nhau 2π/3.

Câu 12: Tại hai điểm A, B cách nhau 25 cm trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp ngược pha tạo ra sóng trên mặt nước có bước sóng . M là một điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 20 cm và 15 cm. Gọi N là điểm đối xứng của M qua AB. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là:

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 3

Câu 13: Thực hiện dao thoa sóng trên mặt nước, với hai nguồn dao động S1, S2 có phương trình (cm;s). Trên đoạn S1S2 có hai điểm A, B đối xứng nhau qua trung điểm của S1S2 cùng dao động với biên độ cực đại. Biết AB=1 cm, vận tốc truyền sóng là

  • A. 4 cm/s
  • B. 3,5 cm/s
  • C. 3 cm/s
  • D. 2,5 cm/s

Câu 14: Thực hiện giao thoa với hai nguồn kết hợp A và B cùng pha. Gọi M là điểm thuộc đoạn thẳng AB. Ban đầu nếu tần số của hai nguồn là f1 thì M thuộc đường cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB không có cực đại nào khác. Sau đó điều chỉnh cho tần số bằng 150 Hz thì M lại thuộc đường cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có một đường cực đại khác. Coi tốc độ truyền sóng là không đổi. Giá trị của f1 là:

  • A. 75 Hz
  • B. 50 Hz
  • C. 25 Hz
  • D. 100 Hz

Câu 15: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số f=50 Hz, cùng biên độ và cùng pha ban đầu. Tại một điểm M cách hai nguồn sóng đó những khoảng lần lượt là d1 = 42cm và d2 = 50cm, sóng có biên độ cực đại. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s. Số đường cực đại giao thoa nằm giữa M và đường trung trực của hai nguồn là

  • A. 5 đường
  • B. 3 đường
  • C. 2 đường
  • D. 4 đường

Câu 16: Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau AB=10 cm. Hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt nước và cùng pha. Bước sóng trên mặt nước do hai nguồn phát ra là 2 cm. Gọi M là một điểm thuộc mặt nước, nằm trên đường tròn đường kính AB, không nằm trên đường trung trực của AB nhưng ở gần đường trung trực này nhất và các phần tử nước tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách MA nhỏ nhất bằng:

  • A. 6 cm
  • B. 8 cm
  • C. 10 cm
  • D. 12 cm

Câu 17: Trong thí nghiệm giao thoa sóng người ta tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng A và B dao động với cùng tần số 10 Hz và ngược pha. Vận tốc truyền pha dao động trên mặt nước là 20 cm/s. Tính từ đường trung trực của đoạn AB, điểm M trên mặt nước với AM - BM = 10 cm sẽ nằm trên:

  1. A. đường cực tiểu 5
  2. B. đường cực tiểu 4
  3. C. đường cực đại 5
  4. D. đường cực đại 4

Câu 18: Tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau 0,4 m, có hai nguồn phát sóng âm kết hợp, cùng pha, cùng biên độ, cùng tần số 800 Hz. Biết vận tốc âm trong không khí là v=340 m/s và coi biên độ sóng không thay đổi trong khoảng AB. Số điểm có biên độ cực tiểu trên đoạn AB là:

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 4

Câu 19: Một cần rung dao động với tần số f tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng nước A và B dao động cùng phương trình và lan truyền với tốc độ v = 1,5m/s. M là điểm trên mặt phẳng nước có sóng truyền đến cách A và B lần lượt là 16 cm và 25 cm và là điểm dao động với biên độ cực đại. Trên MB số điểm dao động cực đại nhiều hơn trên MA là 6 điểm. Tần số f của cần rung là

  • A. 40 Hz
  • B. 50 Hz
  • C. 60 Hz
  • D. 100 Hz

Câu 20: Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau A và B, cách nhau một khoảng AB=12 cm đang dao động vuông góc với mặt nước. C là một điểm trên mặt nước và cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của A đoạn AB một khoảng OC=8 cm. Biết bước sóng . Số điểm dao động cùng pha với nguồn có trên đạon CO là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 8 vật lí 12: Giao thoa sóng


Trắc nghiệm lí 12 bài 8: Giao thoa sóng cơ (P1)
  • 69 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021