Trật tự pháp luật là gì? Quy định về trật tự pháp luật GDCD lớp 12

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Trật tự pháp luật là gì? Quy định về trật tự pháp luật được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Trật tự pháp luật là trạng thái được chỉnh đốn của các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh nhờ có sự thực hiện liên tục các nguyên tắc pháp chế mà nét đặc trưng là các quyền cơ bản của con người được bảo đảm thực hiện. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em cùng tham khảo nhé.

1. Khái niệm về trật tự pháp luật.

Trật tự pháp luật là trạng thái được chỉnh đốn của các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh nhờ có sự thực hiện liên tục nguyên tắc pháp chế mà nét đặc trưng là các quyền cơ bản của con người được bảo đảm thực hiện.

Trật tự pháp luật có quan hệ mật thiệt với pháp chế và trật tự xã hội. Xã hội có pháp chế mới có trật tự pháp luật, pháp chế là tiền để của trật tự pháp luật, trật tự pháp luật là tiền để của trật tự xã hội. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi chưa có nhà nước và pháp luật thì trật tự xã hội được xây dựng trên sự tôn trọng các quy tắc đạo đức và phong tục tập quán. Chỉ khi nhà nước và pháp luật ra đời thì trật tự xã hội luôn được xây dựng trên cơ sở trật tự pháp luật vì trong xã hội có nhà nước thì pháp luật là công cụ chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Sự thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; các văn bản pháp luật không mâu thuẫn, chồng chéo nhau.

2. Pháp chế là gì?

2.1 Khái niệm pháp chế là gì.

Pháp chế là thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội, từ tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động, sản xuất, sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đời sống xã hội.

Theo đó ta có thể hiểu hai thuật ngữ pháp chế và pháp luật là hai thuật ngữ khác nhau. Pháp luật là các quy tắc được Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định còn Pháp chế có thể coi là tình trạng xã hội áp dụng các quy tắc pháp luật trpng thực tiễn.

2.3 Nguyên tắc pháp chế.

Nguyên tắc pháp chế được quy định cụ thể tại Hiến pháp năm 2013, như sau:

- Thứ nhất: Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.

Để thực hiện các quy định của pháp luật thì bộ máy Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy cần phải quy định một cách rất rõ ràng các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ máy nhà nước và những người trực tiếp thực hiện nó. Bởi nếu pháp luật không có các quy định cụ thể thì có thể rất dễ gây ra các tình trạng lạm quyền, nhũng nhiễu làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước và thực trạng thực hiện pháp luật hiện hành.

- Thứ hai: Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật.

Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước là những người trực tiếp thực hiện các chức năng của Nhà nước. Là đội ngũ đại diện của cơ quan Nhà nước khi thực hiện các quy định của pháp luật. Chính vì vậy những đối tượn được nêu ở trên phải tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định, nguyên tắc để thực hiện tốt các chức năng của Nhà nước và thực hiện pháp luật trong cuộc sống.

- Thứ ba: Tăng cướng công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện lạm quyền, tham nhũng xẩy ra khá nhiều.

3. Trật tự an toàn xã hội là gì?

3.1 Khái niệm về trật tự an toàn xã hội.

Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương trong đấy mọi người đều được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội , pháp lý xác định. Đấu tranh giữ gìn trật tự an toàn xã hội bao gồm các hoạt động:

- Chống tội phạm;

- Giữ gìn trật tự nơi công cộng;

- Phòng ngừa tai nạn;

- B ài trừ tệ nạn xã hội;

- Bảo vệ môi trường…

Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công an nhân dân làm tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng và tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,...

3.2 Nội dung cụ thể về bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

- Thứ nhất: Đấu tranh phòng, chống tội phạm (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh).
Đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội; điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội; giáo dục, cải tạo người phạm tội giúp họ nhận thức được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt, có thể tái hòa nhập cộng đồng xã hội, trở thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội.
- Thứ hai: Giữ gìn trật tự nơi công cộng.

Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận. Giữ gìn trật tự nơi công cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng – nơi diễn ra các hoạt động chung của nhiều người, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người.
- Thứ ba: Đảm bảo trật tự an toàn, giao thông.

Trật tự an toàn, giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo trật tự an toàn, giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng các lực lượng chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông công chính…) mà là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông.
- Thứ tư: Phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh.

Ngoài các hoạt động phòng ngừa tai nạn giao thông, các loại tai nạn lao động cũng cần được chú ý phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do tai nạn lao động gây ra. Thiên tai, dịch bệnh tuy có thể không do con người tự gây ra, song nó có sức tàn phá ghê gớm, hủy hoại nhiều tài sản, cướp đi sinh mệnh của nhiều người, để lại những hậu quả nặng nề mà xã hội phải khắc phục trong thời gian dài.

- Thứ năm: Bài trừ các tệ nạn xã hội.

Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến (từ các hành vi vi phạm những nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục, các giá trị xã hội tốt đẹp cho đến các hành vi vi phạm những quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật, kể cả pháp luật hình sự) ảnh hưởng xấu về đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội bao gồm: mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan… Tệ nạn xã hội là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát sinh tội phạm.
- Thứ sáu: Bảo vệ môi trường.

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.

4. Gây rối trật tự công cộng là gì?

4.1 Khái niệm về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.

4.2 Cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.

Căn cứ theo Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội gây rối trật tự công cộng thì “Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

* Mặt khách quan của tội phạm.

- Về hành vi:

+ Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Như có hành vi thô tục xúc phạm người xung quanh tại nơi công cộng như trường học, bệnh viện,.. hoặc đập phá tài sản của nhà nước, của người dân tại nơi công cộng.

+ Hành vi được thực hiện phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Nếu người nào thực hiện hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành tội danh của một tội khác thì người có hành vi gây rối trật tự chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ thực hiện và không truy cứu về tội gây rối trật tự công cộng.

- Về hậu quả:

+ Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc, vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

+ Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.

+ Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

* Mặt khách thể của tội phạm.

Hành vi gây rối trật tự xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng, đồng thời còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, Hành vi này cũng làm ảnh hưởng đối với việc thực hiện những đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quá trình phát triển đất nước.

* Mặt chủ quan của tội phạm.

Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối với lỗi: Cố ý

* Mặt chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trật tự pháp luật là gì? Quy định về trật tự pháp luật được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần nội dung chi tiết trên đây các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 12 để ôn tập chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT nhé

Chủ đề liên quan