Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • 1 Đánh giá

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Và mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam. Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này ờ bài học dưới đây.

A. Kiến thức trọng tâm

I. TÌNH HUỐNG

1. Tình huống

a) Theo em, bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao?

Trả lời:

  • Bạn A-li-a nói như vậy là đúng vì theo luật quốc tịch Việt Nam, căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam thì trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam.

b) Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam?

Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam

Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.

Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài.

Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ bố mẹ là ai.

Trả lời:

  • Theo luật quốc tịch Việt Nam, thì tất cả các trường hợp trên trẻ em đều trở thành công dân Việt Nam

2. Truyện đọc:

a) Tấm gương rèn luyện phấn đấu của Thúy Hiền gợi cho em suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người học sinh, người công dân đối với đất nước?

Trả lời:

  • Nhìn tấm gương Thúy Hiền em nhận thấy mình cần phải xác định rõ hơn mục tiêu học tập của mình để từ đó biết cố gắng, rèn luyện để nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất để trở thành một công dân có ích cho gia đình và xã hội.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Khái niệm:

  • Công dân là người dân của một nước.
  • Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó.
  • Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tích Việt Nam.

2. Quyền có quốc tịch công dân:

  • Học tập
  • Nghiên cứu khoa học
  • Tự do đi lại và cư trú
  • Không bị xâm hại về chỗ ở và thân thể
  • Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

3. Nghĩa vụ:

  • Bảo vệ đất nước
  • Đi nghĩa vụ quân sự (Đối với nam)
  • Tông trọng và bảo vệ tài sản nhà nước
  • Đóng thuế, lao động công ích
  • Tuân theo hiến pháp và pháp luật.

4. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân

  • Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nước CHXHCN Việt Nam.
  • Quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân
    • Nhà nước đảm bảo quyền của công dân
    • Công dân phải tôn trọng và làm trong nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài tập a: Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những trường hợp là công dân Việt Nam

a) Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

b) Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

c) Người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam.

d) Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.

e) Người Việt Nam dưới 18 tuổi

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập b: Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ : "Mình có phải là công dân Việt Nam không ?" Theo em, Hoa có phải là công dân Việt Nam không ? Vì sao ?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập c: Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết.

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập d: Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam.

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập đ: Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước ?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm công dân 6 bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


  • 24 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021