Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật 2n = 24.
Câu 8 (chương 1): Trang 66 - sgk Sinh học 12
Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật 2n = 24.
a. Có bao nhiêu NST được dự đoán ở thể đơn bội, thể tam bội và thể tứ bội?
b. Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là đa bội lẻ, dạng nào là đa bội chẵn?
c. Nếu cơ chế hình thành các dạng đa bội trên.
Bài làm:
Theo đề ra, 2n = 24 → n = 12. Vì vậy, ta có:
a. Số lượng NST được dự đoán ở:
- Thể đơn bội n = 1 X 12 = 12.
- Thể tam bội 3n = 3 X 12 = 36.
- Thể tứ bội 4n = 4 X 12 = 48.
b. Trong các dạng đa bội trên, tam bội là đa bộ lẻ, tứ bội là đa bội chẵn.
c. Cơ chế hình thành
- Thể tam bội được hình thành do sự kết hợp các giao tử 2n với giao tử n bình thường trong thụ tinh (2n + 1n → 3n).
- Thể tứ bội có thể hình thành nhờ:
- Nguyên phân: Trong lần nguyên phân đẩu tiên của hợp tử 2n, các NST đã tự nhân đôi nhưng không phân li dẫn đến hình thành thể tứ bội 4n.
- Giảm phân và thụ tinh: Trong quá trình phát sinh giao tử, sự không phân li của tất cả các cặp NST tương đồng dẫn đến hình thành giao tử 2n.
Thụ tinh: 2n + 2n → 4n.
Xem thêm bài viết khác
- Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào? Sinh học 12 trang 117
- Giả sử rằng ở cây cà độc dược thuộc loại thể ba nhiễm về NST số 2 (sự bất cặp của các NST số 2 trong quá trình giảm phân xảy ra theo kiểu hai NST
- Bệnh phêninkêtô niệu ở người là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menđen.
- Giải bài 13 sinh 12: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Một đoạn chuỗi pôlipeptit là Arg-Gly-Ser-Phe-Val-Asp-Arg được mã hoá bởi đoạn ADN sau:
- Giải câu 2 bài 17 Sinh học 12 trang 73
- Mã di truyền có đặc điểm gì?
- Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây:
- Giải bài 18 sinh 12: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái?
- Hậu quả của đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Giải bài 31 sinh 12: Tiến hóa lớn