Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu - Tiếng Việt lớp 4

Giới thiệu Tải về
  • 12 Đánh giá

Ôn tập cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Đề cương này giúp các em hệ thống lại kiến thức cả năm học, qua đó rèn luyện tốt kỹ năng làm bài, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 4 sắp tới

ÔN TẬP HỌC KÌ II – lớp 4

Phân môn: Luyện từ và câu

1. Câu sau có mấy trạng ngữ, các trạng ngữ đó thuộc loại trạng ngữ nào?

a) Chỉ ba tháng sau, nhờ chăm chỉ luyện tập, chữ Nam đã đẹp lên rất nhiều.

b) Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục đặc sắc.

c) Trong năm học qua, nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

d) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch...

e) Để tìm điều bí mật đó, Xi- ôn- cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách.

f) Hai tháng sau, nhờ siêng năng cần cù, bạn ấy đã dẫn đầu lớp.

g) Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

h) Buổi tối, với cặp mắt tinh, đôi tai thính và động tác lao nhanh như chớp, chú mèo đã bắt được lũ chuột quậy phá.

i) Khi gặp nguy hiểm, bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ đã đẩy đàn gà con ra xa và bảo vệ chúng.

j) Với cái tính háu ăn, chỉ một loáng, những chú heo đã ăn sạch thức ăn trong máng. k) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học bài, làm bài đầy đủ.

l) Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

m) Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản .

n) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.

o) Để thưởng cho con vì đã học tốt, chủ nhật tuần tới, cả nhà sẽ đi Nha Trang du lịch.

p) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước.

2. Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết đó là loại trạng ngữ gì?

a. Trên nương, mỗi người một việc.Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ bắc bếp thổi cơm.

Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó thì sủa om cả rừng .

b. Trong chiếc lồng kia, chim vàng anh cất tiếng hót líu lo

c. Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi .

d. Vì một thành phố xanh - sạch - đẹp, bà con khối phố thường tổ chức lao động tập thể.

e. Hôm qua, chú chim non vẫn còn bay nhảy.

f. Lúc hoàng hôn, Ăng – co Vát thật huy hoàng.

g. Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội .

h. Bằng cái giọng mượt mà, truyền cảm, Giang đã đoạt giải nhất trong cuộc thi kể chuyện .

i. Với vũ khí thô sơ và tinh thần quyết tâm chống giữ, họ đã cứu được quãng đê sống lại.

j. Mùa hè, phượng đỏ thắm sân trường.

k. Lúc sáng sớm, chim đã ríu rít trong vòm cây.

l. Trên biển, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới.

m. Nhờ bạn bè giúp đỡ, Tuấn đã tiến bộ nhiều.

n. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.

o. Trên bãi cỏ xanh mát, mọi người ca hát đón xuân về .

p. Sáng hôm sau, Hoài Văn Hầu dậy sớm.

q. Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô .

r. Trên cành cây, chim đang hót líu lo.

s. Vì ở thành phố, em gần như quên cả ánh trăng rằm .

t. Với chiếc xe lăn và hai cánh tay rắn chắc, anh ấy đã vượt qua mọi khó khăn và trở thành học sinh giỏi.

u. Để kẻ thù không nhìn thấy, Ga-vrốt ẩn vào một góc cửa.

v. Trong chiếc lồng kia, chim vàng anh cất tiếng hót líu lo.

3. Điền từ: quả cảm, bạo gan, can trường, can đảm vào chỗ chấm thích hợp:

a. Hãy …………………….. lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia.

b. Các chiến sĩ của ta rất …………………………………., dạn dày sương gió.

c. Giữa đêm mưa gió mà nó dám đi một mình qua bãi tha ma quả là …………………………thật

d. Anh xông pha cứu người giữa cơn lũ quét hung dữ, thật là một hành động ……………………

4. Ghi rõ danh từ, động từ, tính từ cho những từ gạch chân:

a) Những buổi sáng vầng hồng le lói chiếu trên non sông, làng mạc, ruộng đồng. Chúng tôi ngồi im lặng lắng tai nghe tiếng thầy giảng trong giờ quốc sử.

b) Gan dạ, kiên trì, tình bạn, bạn bè, tìm tòi, thăm hỏi, thiêng liêng, yêu mến, mịn màng, thắm thiết, thầy sư, thuyền, nhớ thương, việc học, suy nghĩ, đùm bọc, học hành, chăm chỉ, chở che, khôn ngoan

5. Chuyển những câu kể sau thành câu cảm:

a) Bông hoa này đẹp. .....................................................................................................

b) Gió thổi mạnh. ............................................................................................................

c) Cánh diều bay cao. ....................................................................................................

d) Em bé xinh. ................................................................................................................

6. Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm:

a. ……………………………….., luỹ tre toả bóng mát cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ .

b. ......................................................................................................,em phải cố gắng hơn nữa.

c. ......................................................................................., Nam phải nghỉ học.

d. ............................................................................., xã em vừa đào một con mương.

e. ………………………………………………., xe cộ qua lại rất nhộn nhịp.

f. ………………………………….., Lan đã đạt danh hiệu học sinh giỏi.

g. ......................................................................, chuột thường gặm các vật cứng.

h. ..........................., em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.

i. ................................., em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu ý kiến.

j. ................................................, hoa đã nở.

k. ................................................................., lợn thường dùng mũi và mồm dũi đất.

l. ...........................................,trên thảm cỏ xanh rờn, Tháp Rùa hiện lên lung linh

m...........................,trường em hiện lên với mái ngói đỏ tươi.

n. .........................................................................., em phải năng tập thể dục.

o. ..............................................................., Tuấn không làm bài tập.

p. ................................................................................, Nam được cô giáo khen.

q. .........................................................................., em đã tiến bộ hơn trước rất nhiều.

r. …………………………………,đội trống mặc đồng phục, đội mũ ca lô xinh xắn đứng trang nghiêm.

7. Khoanh vào chữ cái đặt trước ý nghĩa của từ “thám hiểm”:

A. Dò xét, nghe ngóng để thu thập và nắm thông tin tình hình.

B.Thăm dò, tìm hiểu về nơi xa lạ, có thể nguy hiểm.

C.Làm việc ở những nơi khó khăn, nguy hiểm.

Tài liệu còn khá dài các em tải về để xem trọn vẹn nội dung nhé.

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, nâng cao kỹ năng giải bài và làm bài. Chúc các em ôn thi tốt.

Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 598
  • Lượt xem: 3.913
  • Dung lượng: 414,8 KB
Tài liệu tham khảo khác