Giải bài 10 snh 9: Giảm phân

  • 1 Đánh giá

Giảm phân là hình thực phân bào diễn ra ở tế bào sinh dục chín. Gồm 2 lần phân bào: giảm phân I, giảm phân II. Mỗi lần phân bào đều gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

I. Lý thuyết

1. Những diễn biến cơ bản trong giảm phân I

  • Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.
  • Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
  • Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.

=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.

2. Những diễn biến cơ bản trong giảm phân II

Diễn biến của giảm phân II tương tự như nguyên phân.

  • Kì đầu II: NST co xoắn.
  • Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
  • Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
  • Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.

=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tê bào con được tạo thành qua giảm phân?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn tưong các trường hợp sau đây ?

a. 2
b.4
c. 8
d.16

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm sinh học 9 bài 10: Giảm phân


  • 30 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021