Giải bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

  • 1 Đánh giá

Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống đã gặp phải nhiều khó khăn chồng chất. Do đó, để giải quyết những tính trạng khủng hoảng đó, nhà Tống đã tiến hành xâm lược nước Đại Việt của chúng ta. Vậy cuộc kháng chiến chống Tống đã diễn ra như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngay dưới đây.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Giai đoạn thứ nhất (1075)

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

  • Hoàn cảnh nhà Tống:
    • Giữa thế kỉ XI, nhà Tống lâm vào khủng hoảng
    • Nhân dân đói khổ, biên cương thường xuyên bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu.

=>Xâm lược Đại Việt để giải quyết khó khăn.

  • Âm mưu:
    • Kích động Chăm – pa đánh lên
    • Quấy rối biên giới, dụ dỗ tù trưởng dân tộc.

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

  • Hoàn cảnh:
    • Nhà Tống chuẩn bị xâm lược
    • Lý Thường Kiệt chủ động tấn công để tự vệ:
  • Diễn biến:
    • Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy 10 vạn quân tiến vào đất Tống theo hai đường
    • Đường thủy: Tông Đản, Thân Cảnh Phúc => Đánh Ung Châu
    • Đường bộ: Lý Thường Kiệt => Đánh Khâm Châu, Liêm Châu và phối hợp đánh Ung Châu.
  • Kết quả: Thắng lợi sau 42 ngày đêm, tướng giặc tự tử.
  • Ý nghĩa:
    • Đẩy giặc vào thế bị động
    • Tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng.

II. Giai đoạn thứ hai (1076 – 1077)

1. Kháng chiến bùng nổ

a. Lý Thường Kiệt chuẩn bị bố phòng:

  • Cho quân mai phục ở biên giới Việt - Tống
  • Bố trí lực lượng thủy binh ở mạn Đông Bắc chặn thủy binh của giặc.
  • Xây dựng phòng tuyến chặn giặc ở bờ Nam sông Như Nguyệt.

b. Quân Tống tiến công:

  • 1076, quân Tống chi làm hai đạo tiến vào nước ta:
  • Quân bộ do quách Qùy và Triệu Tiết chỉ huy => bị thủy quân của Lý Kế Nguyên tiêu diệt.

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.

  • Diễn biến:
    • Quân địch: Chờ không thấy quân thủy quách Qùy liều mạng tấn công sang bờ Nam =>Thất bại, quay về bờ Bắc, phòng thủ => đêm đêm nghe đọc, thinh thần mệt mỏi, chán nản.
    • Quân ta: Kịp thời phản công, mãnh liệt đẩy lùi giặc về phía Bờ Bắc => Cho lính đọc bài: “Nam Quốc Sơn Hà”=> Cuối xuân 1077, phản công sang bờ Bắc, tiêu diệt giặc => Chủ động giảng hòa, kết thúc chiến tranh.
  • Kết quả: Quân ta dành thắng lợi
  • Ý nghĩa:
    • Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống
    • Bảo vệ nền độc lập, tự chủ.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 39 sgk Lịch sử 7 (Phần I)

Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Trang 39 sgk Lịch sử 7 (Phần I)

Nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Trang 40 sgk Lịch sử 7 (Phần I)

Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Trang 41 sgk Lịch sử 7 (Phần II)

Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống?

=> Xem hướng dẫn giải

Trang 42 sgk Lịch sử 7 (Phần II)

Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 40 sgk Lịch sử 7 (Phần I)

Em hãy trình bày lại âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 40 sgk Lịch sử 7 (Phần I)

Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược của nhà Tống ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 43 sgk Lịch sử 7 (Phần II)

Em hãy trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Ngyệt của nhân dân ta theo lược đồ trên?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 43 sgk Lịch sử 7 (Phần II)

Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 43 sgk Lịch sử 7 (Phần II)

Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)


  • 53 lượt xem
Chủ đề liên quan