Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
Câu 3: (Trang 162 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
Bài làm:
Nhận xét của tác giả về việc dùng cốm làm đồ sêu tết, là lễ vật mà nhà trai đưa đến nhà gái trong dịp lễ tết khi chưa cưới.
- Cốm là một món quà tuyệt vời từ tạo hóa, thức dâng của đất trời, thứ quà đặc biệt của đất nước, một nét ẩm thực mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam.
- Việc dùng cốm làm đồ sêu tết trở thành một biểu tượng đặc trưng của xứ sở nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Thứ lễ ấy lại sánh cùng với quả hồng - biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa.
Sự hoà hợp tương xứng ấy được tác giả phân tích trên những phương diện màu sắc và hương vị:
- Về màu sắc: tác giả đã so sánh màu ngọc thạch và màu ngọc lựu già, làm cho 2 sản vật trở nên quý giá.
- Về hương vị: cốm là một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị giác hài hòa, nâng đỡ nhau.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nam quốc sơn hà
- Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả với Sài Gòn.
- Viết một đoạn văn về quê hương có sử dụng quan hệ từ và chỉ rõ quan hệ từ đó.
- Tìm và xác định loại điệp ngữ trong các câu sau
- Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.
- Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
- Diễn tả cảm xúc của em về mùa hạ bằng một đoạn văn ngắn
- Soạn văn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Nội dung chính bài: Từ láy
- Soạn văn bài: Mùa xuân của tôi
- Soạn văn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm