Trắc nghiệm địa lí 9: Địa lí kinh tế (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm đại lí 9: Địa lí kinh tế (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vận tải đường ống của nước ta ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành

  • A. dầu khí.
  • B. luyện kim.
  • C. hóa chất.
  • D. cơ khí – điện tử.

Câu 2: Vùng than lớn nhất nước ta phân bố ở tỉnh nào sau đây?

  • A. Cao Bằng.
  • B. Quảng Ninh.
  • C. Lạng Sơn.
  • D. Thái Nguyên

Câu 3: Tài nguyên nào được xem là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp?

  • A. Đất trồng.
  • B. Khí hậu.
  • C. Nguồn nước.
  • D. Sinh vật.

Câu 4: Khoáng sản nhiên liệu của nước ta bao gồm?

  • A. than, dầu, khí.
  • B. apatit, pirit, photphorit.
  • C. sắt, mangan, thiếc.
  • D. sét, đá vôi

Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây khiến chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng?

  • A. Nguồn thức ăn, phụ phẩm từ ngành trồng trọt đa dạng và thị trường tiêu thụ lớn.
  • B. Cơ sở dịch vụ thú y phát triển và hiện đại nhất cả nước.
  • C. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn.
  • D. Có nhiều giống lợn mới cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Câu 6: Nước ta trồng nhiều loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới và do?

  • A. gió mùa hoạt động mạnh.
  • B. khí hậu phân hóa đa dạng.
  • C. nguồn nhiệt, ẩm dồi dào.
  • D. mùa khô kéo dài sâu sắc.

Câu 7: Đâu không phải nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp?

  • A. Có nguồn nguyên liệu dồi dào từ ngành nông nghiệp.
  • B. Thu hút nhiều lao động có trình độ cao.
  • C. Thị trường tiêu thụ lớn.
  • D. Phân bố rộng khắp cả nước.

Câu 8: Đâu không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới?

  • A. Biến động thị trường thế giới.
  • B. Cạnh tranh gay gắt.
  • C. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
  • D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế.

Câu 9: Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ không dựa trên

  • A. giá nhân công rẻ.
  • B. cơ sở hạ tầng, kĩ thuật tốt.
  • C. lao động lành nghề.
  • D. trình độ công nghệ cao.

Câu 10: Nguyên nhân tự nhiên chủ yếu giúp nước ta có cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng là?

  • A. Địa hình ¾ diện tích là đồi núi và ¼ diện tích là đồng bằng.
  • B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước và giàu phù sa.
  • C. Khí hậu phân hóa đa dạng: theo mùa, độ cao, Bắc – Nam và Đông – Tây.
  • D. Tiếp giáp với biển Đông – có nguồn nhiệt, ẩm dồi dào.

Câu 11: Đâu không phải là nguyên nhân khiến sản lượng điện của nước ta tăng rất nhanh?

  • A. Đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phục vụ đời sống nhân dân.
  • B. Xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện
  • C. Nước ta đã đưa vào hoạt động các nhà máy điện nguyên tử với công suất rất lớn.
  • D. Mở rộng quy mô và công suất các nhà máy nhiệt điện.

Câu 12: Khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản là gì?

  • A. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá và các dải rừng ngập mặn.
  • B. Phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu.
  • C. Vùng biển thường xuyên xảy ra bão.
  • D. Đường bờ biển kéo dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

Câu 13: Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta là?

  • A. chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
  • B. giảm tỉ trọng khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp và tăng tỉ trọng khu vực Công nghiệp – xây dựng.
  • C. hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp và dịch vụ.
  • D. hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới và sự phát triển của các thành phố lớn.

Câu 14: Nguyên nhân quan trọng nhất giúp nước ta phát triển được cơ cấu công nghiệp đa dạng?

  • A. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
  • B. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
  • C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • D. Cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện.

Câu 15: Đâu không phải là nguyên nhân khiến cây lúa phân bố rộng khắp các vùng trên lãnh thổ nước ta:

  • A. Đất feralit màu mỡ với diện tích lớn.
  • B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • C. Lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa.
  • D. Nguồn nước phong phú.

Câu 16: Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa ở Đông Nam Bộ là

  • A. Nguồn nước dồi dào.
  • B. Đất xám phù sa cổ.
  • C. Khí hậu nóng ẩm.
  • D. Kinh nghiệm sản xuất.

Câu 17: Các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều nguyên nhân do

  • A. Dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ kinh tế chênh lệch giữa các vùng.
  • B. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều trên khắp lãnh thổ.
  • C. Đồng bằng địa hình bằng phẳng, dễ dàng giao lưu; miền núi hiểm trở, giao thông khó khăn.
  • D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ.

Câu 18: Rừng đầu nguồn các con sông thuộc loại rừng nào dưới đây?

  • A. Rừng sản xuất.
  • B. Rừng đặc dụng.
  • C. Rừng phòng hộ.
  • D. Rừng trồng.

Câu 19: Đâu không phải đặc điểm của công cuộc Đổi mới ở nước ta?

  • A. Được triển khai từ năm 1986.
  • B. Được đặc trưng bằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • C. Đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
  • D. Đưa nền kinh tế nước ta vươn lên, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Câu 20: Nhiều vùng khó khăn của nước ta có cơ hội thúc đẩy kinh tế phát triển là nhờ vào

  • A. giao thông vận tải.
  • B. hoạt động dụ lịch.
  • C. khai thác tài nguyên.
  • D. sử dụng hợp lí lao động.

Câu 21: Trong nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố quan trọng nhất thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta là

  • A. chính sách phát triển công nghiệp.
  • B. thị trường tiêu thụ.
  • C. nguồn lao động.
  • D. cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp.

Câu 22: Đâu không phải là vai trò của tài nguyên nước đối với sản xuất nông nghiệp nước ta?

  • A. Cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
  • B. Môi trường để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ.
  • C. Cơ sở để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
  • D. Thau chua rửa mặn, mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

Câu 23: Ý nghĩa xã hội của hoạt động ngoại thương là

  • A. giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
  • B. mở rộng sản xuất với chất lượng cao.
  • C. cải thiện đời sống nhân dân.
  • D. đổi mới công nghệ.

Câu 24: Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển và an ninh quốc phòng của cả nước, vì

  • A. vùng biển nước ta rộng lớn, nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng.
  • B. nhu cầu về tài nguyên thủy sản lớn và phổ biến trong bữa ăn hằng ngày.
  • C. có 28/63 tỉnh (thành phố) giáp biển; vùng biển rộng, có nhiều ngư trường, bãi tôm cá ven các đảo và quần đảo.
  • D. sản lượng thủy sản lớn và đang có xu hướng tăng lên

Câu 25: Khó khăn lớn nhất của ngành nội thương nước ta sau Đổi mới là gì?

  • A. Hình thành thị trường thống nhất trên cả nước.
  • B. Hàng hóa dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông.
  • C. Sức ép cạnh tranh khốc liệt từ hàng ngoại nhập.
  • D. Hệ thống các chợ hoạt động tấp nập trên cả nước.
Xem đáp án
  • 14 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021