Trắc nghiệm địa lí 9: Địa lí kinh tế (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm đại lí 9: Địa lí kinh tế (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là

  • A. năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
  • B. luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng.
  • C. luyện kim màu, khai thác than, dệt may.
  • D. hóa chất, luyện kim, chế biến lâm sản

Câu 2: Ở nước ta, chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu do

  • A. Nước ta có khí hậu thất thường, nhiều thiên tai nên chăn nuôi khó phát triển.
  • B. Không có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn còn thiếu.
  • C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng thấp.
  • D. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém

Câu 3: Quy mô dân số, sức mua của nhân dân tăng lên và sự phát triển kinh tế có tác động gì đến hoạt động thương mại nước ta?

  • A. Tạo nên mức độ tập trung khác nhau.
  • B. Cán cân thương mại dương.
  • C. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh chóng.
  • D. Thị trường ngoài nước được mở rộng.

Câu 4: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?

  • A. Chuyển dịch cơ cấu ngành.
  • B. Chuyển dịch cơ cấu thành phần.
  • C. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu theo tuổi.

Câu 5: Việc tạo ra các thế mạnh công nghiệp khác nhau của từng vùng trên lãnh thổ nước ta là do

  • A. nhiều loại tài nguyên khác nhau.
  • B. sự phân bố của tài nguyên.
  • C. chính sách phát triển.
  • D. cơ sở vật chất – kĩ thuật.

Câu 6: Đặc điểm thuận lợi của tài nguyên khoáng sản nước ta để phát triển công nghiệp?

  • A. Phân bố chủ yếu ở miền núi.
  • B. Chủ yếu là các mỏ vừa và nhỏ.
  • C. Đang ngày càng cạn kiệt.
  • D. Đa dạng.

Câu 7: Cây lương thực ở nước ta bao gồm:

  • A. lúa, ngô, khoai, sắn.
  • B. lạc, khoai, sắn, mía.
  • C. lúa, ngô, đậu tương, lạc.
  • D. mía, đậu tương, khoai, sắn.

Câu 8: Mặt hàng nào sau đây không phải là hàng xuất khẩu phổ biến nước ta ?

  • A. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
  • B. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.
  • C. Tư liệu sản xuất ( máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu).
  • D. Hàng nông – lâm – thủy sản.

Câu 9: Ở nước ta đất feralit thích hợp nhất để trồng:

  • A. cây công nghiệp lâu năm.
  • B. cây rau đậu.
  • C. hoa màu.
  • D. cây lương thực.

Câu 10: Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta gồm

  • A. các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, dân gian.
  • B. các lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống.
  • C. vườn quốc gia, di tích lịch sử, phong cảnh.
  • D. phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, vườn quốc gia.

Câu 11: Vai trò quan trọng nhất của rừng phòng hộ là

  • A. cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.
  • B. đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
  • C. hạn chế thiên tai, lũ lụt; chắn cát, chắn sóng ven biển.
  • D. tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người dân.

Câu 12: Những loại hình vận tải nào sau đây phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?

  • A. Vận tải đường bộ và đường biển.
  • B. Vận tải đường sắt và đường biển.
  • C. Vận tải đường hàng không và đường sắt.
  • D. Vận tải đường hàng không và đường biển

Câu 13: Rừng phòng hộ ở nước ta không bao gồm?

  • A. rừng đầu nguồn các con sông.
  • B. dải rừng ngập mặn ven biển.
  • C. rừng chắn cát ven biển miền Trung.
  • D. rừng nguyên liệu giấy.

Câu 14: Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng?

  • A. tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ.
  • B. giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.
  • C. giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
  • D. khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng giảm.

Câu 15: Để phát triển công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào sau đây cần đi trước một bước so với các ngành khác?

  • A. Công nghiệp điện tử.
  • B. Công nghiệp hóa chất.
  • C. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.
  • D. Công nghiệp năng lượng

Câu 16: Đâu không phải là nhân tố khiến Đồng bằng sông Cửu Long có ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhất:

  • A. Các ngư trường lớn với nhiều bãi tôm bãi cá.
  • B. Nhiều vùng trũng ngập nước, bãi triều, rừng ngập mặn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
  • C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định.
  • D. Lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.

Câu 17: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước, nguyên nhân chủ yếu do

  • A. Nguyên liệu từ nông – lâm – ngư nghiệp phong phú, rộng khắp.
  • B. Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • C. Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ.
  • D. Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị

Câu 18: Chính sách quan trọng nào của nước ta đã giúp nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào cuối thế kỉ XX?

  • A. Chính sách dân số.
  • B. Công cuộc Đổi mới.
  • C. Chính sách giao đất, giao rừng cho người dân.
  • D. Chính sách xuất khẩu lao động.

Câu 19: Ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là

  • A. Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
  • B. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
  • C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
  • D. Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Câu 20: Sự phân bố của ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào

  • A. lao động trình độ cao.
  • B. tài nguyên thiên nhiên.
  • C. đường lối chính sách.
  • D. phân bố dân cư.

Câu 21: Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta là?

  • A. Xây dựng hệ thống đê điều.
  • B. Phát triển hệ thống thủy lợi, hồ chứa.
  • C. Trồng rừng.
  • D. Trồng các giống cây chịu hạn, ưa đất khô.

Câu 22: Đâu không phải là vai trò của hoạt động dịch vụ đối với các ngành sản xuất

  • A. cung cấp nguyên liệu.
  • B. trực tiếp tạo ra vật tư sản xuất.
  • C. tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất.
  • D. tiêu thụ sản phẩm.

Câu 23: Đặc điểm nào của tài nguyên nước có tác động tích cực đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp?

  • A. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
  • B. Chế độ nước theo mùa.
  • C. Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc.
  • D. Tài nguyên nước đang ngày càng bị ô nhiễm.

Câu 24: Cho bảng số liệu:

NămTổng diện tích rừng ( triệu ha)Diện tích rừng tự nhiên ( triệu ha)Diện tích rừng trồng( triệu ha)Độ che phủ rừng (%)
199314,06,87,222,0
200522,910,212,738,0
201023,710,313,439,5
201423,910,113,844,4

Chọn loại biểu đồ thích hợp để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1993 – 2014.

  • A. Tròn.
  • B. Miền.
  • C. Đường.
  • D. Kết hợp.

Câu 25: Lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều Bắc – Nam có ý nghĩa gì đối với phát triển giao thông vận tải nước ta?

  • A. Hạn chế cho việc phát triển đầy đủ các loại hình giao thông vận tải.
  • B. Hệ thống giao thông vận tải của cả nước bị chia cắt thành hai miền.
  • C. Phát triển các tuyến giao thông vận tải Bắc – Nam.
  • D. Phát triển các tuyến giao thông vận tải Đông – Tây.
Xem đáp án
  • 9 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021