Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong nông nghiệp, Chính sách kinh tế mới đề ra chủ trương gì?

  • A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
  • B. Nông dân phải bán một phần số lương thực dư thừa cho Nhà nước.
  • C. Thay thế thuế lương thực từ nộp bằng hiện vật sang nộp bằng tiền.
  • D. Cơ giới hóa nông nghiệp.

Câu 2: Yếu tố nào giúp các nước đế quốc xâu xé được Trung Quốc?

  • A. Phong trào bãi công của công nhân lan rộng khắp cả nước
  • B. Thái độ thỏa hiệp của giai cấp tư sản
  • C. Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh
  • D. Phong trào nông dân chống phong kiến bùng nổ

Câu 3: Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

  • A. Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.
  • B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
  • C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
  • D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa.

Câu 4: Một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Ai Cập năm 1882 là

  • A. Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
  • B. Đức độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
  • C. Pháp độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
  • D. Bồ Đào Nha độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê

Câu 5: Cuộc cách mạng tư sản dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa tư sản với quý tộc mới là

  • A. Cách mạng Anh thế kỉ XVII
  • B. Cải cách nông nô ở Nga (1860 – 1861)
  • C. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVIII
  • D. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII

Câu 6: Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, ở Ấn Độ đã diễn ra tình trạng hay sự kiện gì?

  • A. Nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết.
  • B. Tuyến đường sắt đầu tiên được Anh xây dựng tại Ấn Độ.
  • C. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng khai thác thị trường Ấn Độ.
  • D. Đảng Quốc đại phát động khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.

Câu 7: Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì

  • A. Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới
  • B. Vấn đề thuộc địa
  • C. Chiến lược phát triển kinh tế
  • D. Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại

Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức?

  • A. Giới cầm quyền Đức lo củng cố quyền lực, chuẩn bị chiến tranh.
  • B. Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động diễn ra gay gắt.
  • C. Kinh tế suy sụp, các nhà máy đóng cửa, số lượng thất nghiệp tăng nhanh.
  • D. Khủng hoảng chính trị trầm trọng.

Câu 9: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia là

  • A. Ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến.
  • B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp nhân dân.
  • C. Thái độ nhu nhược của triều đình đối với quân Xiêm.
  • D. Ách thống trị của thực dân Pháp gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và các tầng lớp nhân dân.

Câu 10: Béttôven là nhà soạn nhạc thiên tài người

  • A. Anh
  • B. Đức
  • C. Pháp
  • D. Áo

Câu 11: Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là

  • A. Duy trì trật tự thế giới mới
  • B. Tăng cường an ninh giữa các nước
  • C. Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế
  • D. Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, khoa học giữa các nước

Câu 12: Nguyện vọng nào của giai cấp tư sản Ấn Độ đã không được thực dân Anh chấp nhận

  • A. Muốn được tự đo phát triển kinh tế và tham gia chính quyền.
  • B. Muốn được tham gia chính quyền và hợp tác với tư sản Anh.
  • C. Muốn được Chính phủ Anh đầu tư vốn để phá triển sản xuất.
  • D. Muốn được cạnh tranh bình đẳng với tư sản Anh ở Ấn Độ.

Câu 13: Sau cuộc Cách mạng 1905- 1907, người đứng đầu nước Nga là

  • A. Nga hoàng Nicôlai I
  • B. Nga hoàng Nicôlai II
  • C. Nga hoàng Alếchxanđra III
  • D. Nga hoàng Alếchxanđrôvích

Câu 14: Ý nào không phản ánh đúng về tình hình thị trường chứng khoán Mĩ trong ngày 29 – 10 – 1929?

  • A. Ngày khủng hoảng chưa từng có.
  • B. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%.
  • C. Có loại cổ phiếu giá lại tăng nhanh đến chóng mặt.
  • D. Hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời.

Câu 15: Nguyên nhân trực tiếp để Thiên hoàng Minh Trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là

  • A. Do đề nghị của các đại thần
  • B. Chế độ Mạc phủ đã sụp đổ
  • C. Muốn thể hiện quyền lực sau khi lên ngôi
  • D. Đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân

Câu 16: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập dựa trên yêu cầu nào?

  • A. Sự giúp đỡ từ bên ngoài.
  • B. Hợp tác kinh tế giữa các dân tộc trên đất nước Nga.
  • C. Tự nguyện, tự quyết của các dân tộc.
  • D. Tự liên minh chặt chẽ giữa các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt.

Câu 17: Khu vực Mĩ Latinh bao gồm

  • A. Toàn bộ khu vực phía Tây của châu Mĩ
  • B. Toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ
  • C. Trung Mĩ, Nam Mĩ một phần Bắc Mĩ và những quần đảo thuộc vùng biển Caribê
  • D. Bắc Mĩ, Trung Mĩ, một phần Nam Mĩ

Câu 18: Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hítle đã thực hiện chính sách

  • A. Bài Do Thái.
  • B. Hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân.
  • C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân phản đối chế độ độc tài.
  • D. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ (trước tiên là Đảng Cộng sản).

Câu 19: Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?

  • A. Đông đảo nhân dân
  • B. Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời
  • C. Giai cấp địa chủ phong kiến
  • D. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến

Câu 20: Mục đích chính của Đức khi tiến công vào các nước thuộc phe Hiệp ước là

  • A. Phô trương sức mạnh của Đức
  • B. Thăm dò thái độ của đồng minh các nước thuộc phe Hiệp ước
  • C. Thăm dò thái độ của các nước thuộc phe Hiệp ước
  • D. Thăm dò sức mạnh của các nước thuộc phe Hiệp ước

Câu 21: Chủ nghĩa phát xít được định nghĩa là

  • A. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những kẻ đầu trọc, hiếu chiến nhất.
  • B. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, manh động nhất.
  • C. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
  • D. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực tay sai phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Câu 22: Sự kiện nổi bật nhất năm 1889 ở Nhật Bản là

  • A. Chế độ Mạc phủ sụp đổ
  • B. Hiến pháp mới được công bố
  • C. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Đức vào buôn bán
  • D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Nga vào buôn bán

Câu 23: Thơ Dâng là tác phẩm văn học đạt giải Nôben năm 1913 vì

  • A. Thể hiện rõ tinh thần dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
  • B. Thể hiện rõ tình yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
  • C. Thể hiện rõ lòng yêu nước, đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại.
  • D. Thể hiện rõ long yêu nước, yêu hòa bình và tinh hần nhân đạo sâu sắc.

Câu 24: “Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở nước Nga?

  • A. Cách mạng 1905 – 1907
  • B. Cách mạng tháng Hai năm 1917
  • C. Cách mạng tháng Mười năm 1917
  • D. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết

Câu 25: Năm 1887, đường xe điện được xây dựng sớm nhất Đông Nam Á tại nước nào?

  • A. Lào
  • B. Việt Nam
  • C. Myanma
  • D. Xiêm (Thái Lan)

Câu 26: Tháng 9 – 1931, sau khi đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, Nhật Bản đã

  • A. Biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa
  • B. Xây dựng căn cứ quân sự của Nhật ở đây
  • C. Sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ Nhật Bản
  • D. Đưa người dân Nhật Bản sang đó sinh sống và sản xuất

Câu 27: Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bombay là buộc thực dân Anh phải

  • A. Tuyên bố trao trả độc lập cho Ấn Độ
  • B. Nới lỏng ách cai trị Ấn Độ
  • C. Thu hồi đạo luật chia cắt Benga
  • D. Trả tự do cho Tilắc

Câu 28: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là

  • A. Tấn công vào giai cấp địa chủ phong kiến, giành quyền lợi cho giai cấp tư sản.
  • B. Lật đổ giai cấp địa chủ phong kiến, giành quyền lợi cho giai cấp nông dân và nhân dân lao động.
  • C. Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp tư sản và nông dân.
  • D. Giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Câu 29: Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết đã thiết lập quan hệ ngoại giao với

  • A. Một số nước châu Phi
  • B. Một số nước ở châu Đại Dương
  • C. Một số nước ở khu vực Mĩ Latinh
  • D. Một số nước láng giềng châu Á và châu Âu

Câu 30: Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là

  • A. Đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo
  • B. Buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí
  • C. Công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân
  • D. Thành lập Trung Hoa Dân quốc

Câu 31: Lực lượng tham gia Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

  • A. Tư sản, công nhân, nông dân, binh lính,…
  • B. Tư sản và nông dân
  • C. Nông dân và công nhân
  • D. Công nhân, nông dân và binh lính

Câu 32: Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pucômbô?

  • A. Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực.
  • B. Trương Định, Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương).
  • C. Trương Quyền, Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương).
  • D. Trương Định, Nguyễn Hữu Huân (Thủ khoa Huân).

Câu 33: Trào lưu Triết học Ánh sáng xuất hiện ở thế kỉ

  • A. XV- XVI
  • B. XVI – XVII
  • C. XVII – XVIII
  • D. XVIII – XIX

Câu 34: Cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng nhất vào năm

  • A. 1929
  • B. 1930
  • C. 1931
  • D. 1932

Câu 35: Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt Nam nằm giữa thế kỉ XIX là

  • A. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp.
  • B. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
  • C. Sự tồn tại nhiều thương điểm buôn bán của các nước phương Tây.
  • D. Kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện.

Câu 36: Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.
  • B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến.
  • C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước.
  • D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.

Câu 37: Trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mĩ, Ph.Rudơven trúng cử mấy nhiệm kì lien tiếp?

  • A. 2 nhiệm kì
  • B. 3 nhiệm kì
  • C. 4 nhiệm kì
  • D. 5 nhiệm kì

Câu 38: Trong đấu tranh, Đảng Quốc đại đã đưa ra yêu cầu gì đối với chính phủ thực dân Anh?

  • A. Được tham gia bộ máy chính quyền, tự do phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
  • B. Được điều hành các hội đồng trị sự, tham gia phát triển công nghệ, tiến hành một số cải cách giáo dục, xã hội
  • C. Được nắm chính quyền, phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
  • D. Được tham gia các hội đồng trị sự, được giúp đỡ để phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.

Câu 39: Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” được Mĩ đề xướng vào thời gian nào?

  • A. Cuối thế kỉ XIX
  • B. Đầu thế kỉ XX
  • C. Giữa thế kỉ XX
  • D. Cuối thế kỉ XX

Câu 40: Vì sao ngày 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917) đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga?

  • A. Ngày cách mạng giành thắng lợi ở Thủ đô Pêtơrôgrát.
  • B. Ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
  • C. Ngày quân cách mạng tiến công vào thủ phủ Chính phủ lâm thời tư sản.
  • D. Ngày cách mạng cùng nổ.
Xem đáp án
  • 18 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021