Trắc nghiệm Lịch sử 6 học kì II (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhà Hán bóc lột nhân dân Giao Châu bằng

  • A. Nhiều thứ thuế khác nhau lao dịch và cống nạp
  • B. Cống nạp sản phẩm thủ công và thợ giỏi
  • C. Cống nạp sản phẩm quí
  • D. Thuế khóa

Câu 2: Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở

  • A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả
  • B. Ven đồi núi
  • C. Trong thung lũng
  • D. A, B, C

Câu 3: Người tối cổ sống rải rác khắp nơi trên đất nước ta, cách đây

  • A. 40-30 vạn năm
  • B. 20 vạn năm
  • C. 50 vạn năm
  • D. 25 vạn năm

Câu 4: Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?

  • A. Long Biên, Luy Lâu, Pháp.
  • B. Luy Lâu, Mã Lai, Pháp.
  • C. Trung Quốc, Giava, Ấn Độ.
  • D. Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp.

Câu 5: Thuật luyện kim được phát minh nhờ vào nghề nào?

  • A. Lúa nước
  • B. Làm gốm
  • C. Chăn nuôi
  • D. Làm đồ trang sức

Câu 6: Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì?

  • A. Lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân
  • B. Dời đô về vùng cửa sông Tô Lịch
  • C. Truyền ngôi cho Lý Phật Tử
  • D. Trao quyền cho Triệu Quang Phục

Câu 7: Từ năm 618, nước ta đặt dưới ách thống trị của triều đại nào?

  • A. Hán
  • B. Tống
  • C. Đường
  • D. Minh

Câu 8: Nguyên nhân chính nào khiến người tối cổ có xu hướng mở rộng địa bàn sinh sống theo thời gian?

  • A. Công cụ sản xuất phát triển
  • B. Dân số tăng
  • C. Nguồn thức ăn ở rừng núi dần cạn kiệt
  • D. Đã tìm được cách trị thủy

Câu 9: Kế hoạch đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ:

  • A. Kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.
  • B. Khẩn trương tổ chức kháng chiến.
  • C. Huy động nhân dân chặt gỗ, bịt sắt, đóng xuống lòng sông Bạch Đằng.
  • D. Cho quân mai phục hai bên bờ sông Bạch Đằng.

Câu 10: Vua Nam Hán đã có thái độ như thế nào trước hành động cầu cứu của Kiều Công Tiễn?

  • A. Bắt sứ giả của Kiều Công Tiễn giam vào ngục.
  • B. Sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta.
  • C. Bản thân vua Nam Hán sẵn sàng tiếp ứng cho Lưu Hoằng Tháo.
  • D. Câu B và C đúng.

Câu 11: Ngô Quyền là người thuộc

  • A. làng Giàng
  • B. làng Đô
  • C. làng Đường Lâm
  • D. làng Lau

Câu 12: Kế sách của Ngô Quyền trước hành động của Kiều Công Tiễn:

  • A. Chuẩn bị tổ chức kháng chiến.
  • B. Chủ động đón đánh địch.
  • C. Trước trừ nội phản, sau diệt ngoại xâm.
  • D. Kéo quân ra Bắc.

Câu 13: Trước âm muru xâm lược nước ta của quân Nam Hán, ai là người đã đưa ra lời bàn: “Nếu ta sai người đem cọc lớn, đẽo nhọn đầu và bịt sắt đóng ở cửa biển trước, nhân khi nước triều lên, thuyền của họ tiễn vào trong hàng cọc, bấy giờ ta dễ bề chế ngự”?

  • A. Khúc Thừa Dụ.
  • B. Dương Đình Nghệ.
  • C. Ngô Quyền.
  • D. Ngô Mân.

Câu 14: Kết quả của Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là

  • A. kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
  • B. thất bại.
  • C. không phân thắng bại.
  • D. thắng lợi một phần.

Câu 15: Sông Bạch Đằng có tên Nôm là:

  • A. Sông Rừng.
  • B. Sông Đước.
  • C. Sông Đáy.
  • D. Sông Rừng Rậm.

Câu 16: Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ 2?

  • A. Kiều Công Tiễn sang cầu cứu.
  • B. Trả thù thất bại lần một.
  • C. Mở rộng bờ cõi.
  • D. A, B, C đều đúng.

Câu 17: Sự kiện chiến thắng lịch sử nào khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước?

  • A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).
  • B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).
  • C. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).
  • D. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).

Câu 18: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ vào:

  • A. Đầu năm 905.
  • B. Đầu năm 906.
  • C. Đầu năm 907.
  • D. Đầu năm 908.

Câu 19: Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, người được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình giành quyền tự do cho đất nước ta đó là:

  • A. Khúc Hạo.
  • B. Khúc Thừa Dụ.
  • C. Định Công Trứ.
  • D. Dương Đình Nghệ.

Câu 20: Khúc Thừa Dụ quê ở

  • A. Thanh Hóa
  • B. Ái Châu
  • C. Diễn Châu
  • D. Hồng Châu

Câu 21: Độc Cô Tổn bị giáng chức Tiết độ sứ vào:

  • A. Giữa năm 905.
  • B. Giữa năm 906.
  • C. Giữa năm 907.
  • D. Giữa năm 908.

Câu 22: Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, người lên thay là

  • A. Độc Cô Tổn
  • B. con trai ông là Khúc Hạo
  • C. Cao Chính Bình
  • D. Ngô Quyền

Câu 23: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ vì:

  • A. Muốn công nhận độc lập của nước ta.
  • B. Muốn trả quyền độc lập, tự chủ cho nhân dân ta.
  • C. Phải công nhận việc đã rồi.
  • D. Sợ Khúc Thừa Dụ.

Câu 24: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ nhằm:

  • A. Giúp nước ta củng cố nền tự chủ.
  • B. Trả lại quyền quyết định tương lai của người Việt.
  • C. Để chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.
  • D. Để cai trị nước ta chặt chẽ hơn.

Câu 25: Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được:

  • A. 2 năm.
  • B. 3 năm.
  • C. 4 năm.
  • D. 5 năm.

Câu 26: Nước Cham-pa ra đời trong hoàn cảnh:

  • A. Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam.
  • B. Các vua Lâm Ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam.
  • C. Vua Lâm Ấp thống nhất các bộ lạc.
  • D. Câu A và B đúng.

Câu 27: Quốc gia cổ Lâm Ấp - Cham-pa được hình thành trên địa bàn của nền văn hóa:

  • A. Đồng Nai.
  • B. Óc Eo.
  • C. Sa Huỳnh.
  • D. Đông Sơn.

Câu 28: Quận Nhật Nam gồm

  • A. 4 huyện
  • B. 5 huyện
  • C. 6 huyện
  • D. 7 huyện

Câu 29: Người đã lãnh đạo nhân dân Tuợng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp:

  • A. Mai Thúc Loan.
  • B. Phùng Hưng.
  • C. Khu Liên.
  • D. Các vua Lâm Ấp.

Câu 30: Hoàn cảnh nhân dân Tượng Lâm đã đứng dậy đấu tranh giành được độc lập:

  • A. Nhà Hán tỏ ra bất lực với các huyện ở xa.
  • B. Nhà Hán còn lo đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong nước.
  • C. Nhà Hán lúc đó suy yếu.
  • D. Nhà Hán lo chống đối sự quấy phá của các nước xung quanh.

Câu 31: Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ

  • A. chữ Hán
  • B. chữ Phạn
  • C. chữ La tinh
  • D. chữ Nôm

Câu 32: Nước Chăm-pa thể kỉ VI gồm những vùng nào của Việt Nam ngày nay?

  • A. Phía bắc đến Quảng Trị, phía nam đến Phan Rang.
  • B. Phía bắc đến Hoành Sơn, phía năm đến Phan Rang.
  • C. Phía bắc đến Quảng Bình, phía nam đến Phan Thiết.
  • D. Phía bắc đến Quảng Nam, phía nam đến Đồng Nai.

Câu 33: Vua Lâm Ấp sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ đã đổi tên nước là

  • A. Lâm Tượng
  • B. Chăm pa
  • C. Lâm pa.
  • D. Chăm Lâm

Câu 34: Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại lúc đầu của quân Triệu Đà:

  • A. Quân dân Âu Lạc có vũ khí tốt.
  • B. Quân dân Âu Lạc đoàn kết, một lòng.
  • C. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Âu Lạc.
  • D. Cả ba nguyên nhân trên.

Câu 35: Chiều cao của thành Cổ Loa từ

  • A. 5-15m
  • B. 5-10m
  • C. 5-20m
  • D. 10-20m

Câu 36: Nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt vào năm:

  • A. 207 TCN.
  • B. 208 TCN.
  • C. 209 TCN.
  • D. 210 TCN.

Câu 37: Bài học lớn nhất cần rút kinh nghiệm cho đời sau trước thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược đó là:

  • A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
  • B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
  • C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chồng giặc.
  • D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.

Câu 38: Biết không thể đánh được quân dân Âu Lạc, Triệu Đà đã có âm mưu:

  • A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ Âu Lạc.
  • B. Cho con sang ở rẻ để lấy cắp nỏ thân.
  • C. Tìm cách li gián An Dương Vương với các tướng giỏi.
  • D. Cả ba ý trên.

Câu 39: Nơi tập trung các chiến thuyền là

  • A. Đầm Cả.
  • B. Đầm Trung.
  • C. Cửa Cống Song
  • D. Đầm Ngoại

Câu 40: Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu và bị sát nhập vào đất đai của Nam Việt vào thời gian:

  • A. Năm 179 TCN.
  • B. Năm 111 TCN.
  • C. Năm 207 TCN.
  • D. Năm 109 TCN.
Xem đáp án
  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021