Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thành Cổ Loa được xây dựng gồm mấy vòng khép kín:

  • A. 1 vòng
  • B. 2 vòng
  • C. 3 vòng
  • D. 4 vòng

Câu 2: Trong khi xây dựng thành Cổ Loa nhân dân Âu Lạc gặp phải khó khăn:

  • A. Thời tiết khí hậu không tốt.
  • B. Công cụ đắp thành thô sơ.
  • C. Kinh nghiệm xây thành chưa có.
  • D. Lực lượng tham gia xây thành ít.

Câu 3: Những chỉ tiết nào sau đây chứng tỏ thành Cổ Loa là một công trình phòng ngự kiên cố của nước Âu Lạc:

  • A. Thành Cổ Loa được đắp thành ba vòng.
  • B. Đường đi lối lại trong thành quanh co, khúc khuỷu.
  • C. Với cách xây dựng độc đáo, một căn cứ quân sự lợi hại.
  • D. Cả ba chi tiết trên.

Câu 4: Thành Cổ Loa có tổng chiều dài chu vi khoảng

  • A. 14.000m
  • B. 15.000m
  • C. 16.000m
  • D. 17.000m

Câu 5: Vua và quan lại Âu Lạc sống ở

  • A. thành nội
  • B. thành trung
  • C. thành ngoại
  • D. không sống trong thành Cổ Loa.

Câu 6: Công trình thành Cổ Loa của An Dương Vương:

  • A. Là một công trình kiến trúc to lớn, được xây dựng cách đây hơn 2000 năm khi trình độ kĩ thuật chung còn thấp.
  • B. Là một công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Àu Lạc, có vai trò như một căn cứ quân sự lợi hại, một vị trí phòng thủ kiên cố.
  • C. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, được xem là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.
  • D. Cả ba câu trên.

Câu 7: Vũ khí được xem là đặc biệt lợi hại nhất của quân đội Âu Lạc đó là:

  • A. Dao găm.
  • B. Nỏ.
  • C. Giáo mác.
  • D. Rìu chiến.

Câu 8: Người sau hay gọi Thành Cổ Loa là Loa Thành vì:

  • A. Nằm ở vùng đất Cổ Loa
  • B. Hình dáng thàn thắt lại như Cổ lọ hoa
  • C. Thành gồm ba vòng khép kín theo hình soáy trôn ốc
  • D. Thành giống hình Cái Loa

Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại lúc đầu của quân Triệu Đà:

  • A. Quân dân Âu Lạc có vũ khí tốt.
  • B. Quân dân Âu Lạc đoàn kết, một lòng.
  • C. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Âu Lạc.
  • D. Cả ba nguyên nhân trên.

Câu 10: Chiều cao của thành Cổ Loa từ

  • A. 5-15m
  • B. 5-10m
  • C. 5-20m
  • D. 10-20m

Câu 11: Nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt vào năm:

  • A. 207 TCN.
  • B. 208 TCN.
  • C. 209 TCN.
  • D. 210 TCN.

Câu 12: Bài học lớn nhất cần rút kinh nghiệm cho đời sau trước thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược đó là:

  • A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
  • B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
  • C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chồng giặc.
  • D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.

Câu 13: Biết không thể đánh được quân dân Âu Lạc, Triệu Đà đã có âm mưu:

  • A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ Âu Lạc.
  • B. Cho con sang ở rẻ để lấy cắp nỏ thân.
  • C. Tìm cách li gián An Dương Vương với các tướng giỏi.
  • D. Cả ba ý trên.

Câu 14: Nơi tập trung các chiến thuyền là

  • A. Đầm Cả.
  • B. Đầm Trung.
  • C. Cửa Cống Song
  • D. Đầm Ngoại

Câu 15: Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu và bị sát nhập vào đất đai của Nam Việt vào thời gian:

  • A. Năm 179 TCN.
  • B. Năm 111 TCN.
  • C. Năm 207 TCN.
  • D. Năm 109 TCN.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo)


  • 21 lượt xem