Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Sự tích Hồ Gươm

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài CSự tích Hồ Gươm. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Giặc xâm lược được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là:

  • A. Giặc Ân.
  • B. Giặc Tống.
  • C. Giặc Thanh.
  • D. Giặc Minh.

Câu 2: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có đề cập đến cuộc khởi nghĩa nào trong lịch sử dân tộc?

  • A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  • B. Khởi nghĩa Lí Bí.
  • C. Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.
  • D. Khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc lãnh đạo.

Câu 3: Địa bàn đầu tiên nơi nghĩa quân dấy nghĩa được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là thuộc tỉnh nào?

  • A. Thanh Hóa
  • B. Hà Tĩnh.
  • C. Nghệ An.
  • D. Hà Nội.

Câu 4: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn vật gì?

  • A. Thanh gươm thần.
  • B. Chiếc nỏ thần.
  • C. Bản đồ chỉ dẫn vào doanh trại quân giặc.
  • D. Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Câu 5: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện:

  • A. Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta đánh giặc.
  • B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa
  • C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
  • D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần.

Câu 6: Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên?

  • A. Lê Lợi.
  • B. Lê Lai.
  • C. Nguyễn Trãi.
  • D. Lê Thận.

Câu 7: Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào?

  • A. Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
  • B. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang.
  • C. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng.
  • D. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật.

Câu 8: Khẳng định truyện Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết vì:

  • A. Câu chuyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa.
  • B. Câu chuyện kể về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.
  • C. Câu chuyện ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh.
  • D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng, hư cấu vô cùng phong phú của tác giả dân gian

Câu 9: Trên gươm báu của đức Long Quân trao cho nghĩa quân trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có khắc chữ gì và ý nghĩa của nó ra sao?

  • A. Hai chữ “Hoàn Kiếm”, có ý nghĩa là trả kiếm.
  • B. Hai chữ “Minh Công”, có nghĩa là gươm được trao cho người tài giỏi.
  • C. Hai chữ “Thuận Thiên”, có nghĩa là thuận theo ý trời.
  • D. Hai Chữ “Tả Vọng”, có nghĩa là gươm được giao ở hồ Tả Vọng.

Câu 10: Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê lợi mượn gươm báu?

  • A. Vì Lê Lợi đã nhiều lần cầu khấn đức Long Quân cho mượn gươm.
  • B. Vì đức Long Quân muốn thử tài và đức của Lê lợi.
  • C. Vì thế lực của nghĩa quân còn non yếu.
  • D. Vì đức Long Quân muốn thử tác dụng của báu vật.

Câu 11: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân đã sai ai lên đòi lại báu vật?

  • A. Rùa Vàng.
  • B. Tự Đức Long Quân đi lấy.
  • C. Long Vương.
  • D. Cung nữ.

Câu 12: Hành động trả gươm của Lê Lợi trong Sự tích Hồ Gươm thể hiện điều gì?

  • A. Khát vọng hòa bình, yên ổn của dân tộc ta.
  • B. Lòng biết ơn vô hạn đối với những vi thần đã phù trợ cho cuộc kháng chiến.
  • C. Sự tin tưởng vào một nền hòa bình vĩnh viễn cho đất nước.
  • D. Truyền thống tôn trọng lẽ phải, sự công bằng "có mượn, có trả" của dân tộc ta.

Câu 13: Ý nghia của truyện Sự tích Hồ Gươm:

  • A. Giải thích tên gọi của Hồ Gươm.
  • B. Giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
  • C. Đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi và thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
  • D. Tất cả đều đúng
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm


  • 278 lượt xem