Trắc nghiệm ngữ văn 6 Lòng yêu nước

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Lòng yêu nước. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Văn bản "Lòng yêu nước" ra đời trong bối cảnh nào?

  • A. Cách mạng tháng Mười Nga.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • C. Chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức.
  • D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ.

Câu 2: Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nhất tư tưởng của văn bản?

  • A. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
  • B. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.
  • C. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu làng quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc.
  • Lòng yêu nước là sẵn sằng hi sinh cho tổ quốc.

Câu 3: Câu nào trong bài viết khẳng định lòng yêu nước của tác giả cũng như toàn thể nhân dân Xô viết?

  • A. Người ta giờ đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô viết.
  • B. Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.
  • C. Chiến tranh khiến cho những công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.
  • D. Nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử.

Câu 4: Thế nào là thể tuỳ bút - chính luận?

  • A. Thể văn ghi chép tôn trọng sự thật khách quan của đời sống không hư cấu.
  • B. Thể văn phân tích, nhận định các vấn đề chính trị, xã hội đương thời.
  • C. Thể văn chú trọng những bộc lộ cảm xúc suy tư, nhận định đánh giá của mình về các vấn đề chính trị, xã hội đương thời.
  • D. Thể văn bình luận về những sự kiện chính trị, xã hội.

Câu 5: Ý nghĩa của chân lý về lòng yêu nước được trình bày trong văn bản là gì?

  • A. Lòng yêu nước không phải là những tình cảm chung chung, trìu tượng.
  • B. Nó nảy sinh từ những tình cảm cụ thể .
  • C. Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng cao cả được nâng lên từ những tình cảm gần gũi của con người: Yêu nhà, yêu nước, yêu làng xóm..
  • Lòng yêu nước là những cống hiến của cá nhân cho dân tộc.

Câu 6: Nhận xét nào chính xác về nhà văn I - Eren bua?

  • A. Là người có vốn sống lịch lãm và phong phú.
  • B. Là người có tình yêu sâu lắng với đất nước quê hương.
  • C. Là người có những trang viết có sức mạnh tựa những loạt đại bác dội xuống đầu thù.n.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Trong bài viết, tác giả cho rằng lòng yêu nước bắt nguồn từ:

  • A. Lòng yêu nước chân chính của mỗi người.
  • B. Lòng yêu những vật tầm thường nhất.
  • C. Lòng yêu quê hương, gia đình và những người đồng chí.
  • D. Lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước.

Câu 8: Đặc điểm nào của vùng đất U-crai-na được tác giả nêu ra trong đoạn trích trên?

  • A. Những bóng thùy dương tư lự bên đường.
  • B. Rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê.
  • C. Những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm.
  • D. Cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô.

Câu 9: Những vật tầm thường mà tác giả nêu ra trong bài viết là gì?

  • A. Cái cây trồng ở trước nhà,
  • B. Cái phố nhỏ đổ ra bờ sông.
  • C. Vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Lòng yêu nước được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh nào?

  • A. Trong đời sống hàng ngày.
  • B. Trong xây dựng đất nước.
  • C. Trong lửa đạn gay go thử thách.
  • Trong hòa bình đất nước

Câu 11: Tác giả đã nêu ra đặc điểm gì nổi bật của thành phố Lê-nin- grát?

  • A. Có tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên.
  • B. Có công viên mùa hè với lá hoa rực rỡ.
  • C. Có sương mù bao phủ.
  • D. Phố phường với mỗi căn nhà là những trang lịch sử.

Câu 12: Chân lí được tác giả nêu ra trong bài thơ là gì?

  • A. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất... Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
  • B. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể.
  • C. Chiến tranh khiến cho những công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.
  • D. Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.

Câu 13: Người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến những vẻ đẹp tiêu biểu nào của quê hương?

  • A. nhớ những cảnh vật rất đỗi quen thuộc, từng gắn bó với cuộc sống thanh bình.
  • B. Đó là nỗi nhớ về vẻ đẹp của ngôn ngữ, lời nói, niềm tự hào về quê hương xứ sở.
  • C. Nỗi nhớ gắn liền với những vẻ đẹp truyền thống và niềm tin mãnh liệt ở tương lai.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Con người phải làm gì khi tổ quốc bị xâm lăng?

  • A. Thờ ơ trước vận mệnh của đất nước.
  • B. Trốn chạy và đầu hàng.
  • C. Sẵn sàng mang của cải, sức lực và cả tính mạng ra cống hiến cho Tổ Quốc.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn bài: Lòng yêu nước


  • 4 lượt xem