Vai trò của âm thanh trong cuộc sống? Ôn tập Khoa học 4

  • 1 Đánh giá

Vai trò của âm thanh trong cuộc sống? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời chi tiết các câu hỏi đồng thời mở rộng kiến thức để các em nắm được trọng tâm của bài. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Vai trò của âm thanh trong cuộc sống?

Trả lời:

Âm nhạc được xem như món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Âm nhạc là sợi dây gắn kết giữa con người với con người, nó giúp họ giao lưu, giải sầu.

Âm thanh rất cần cho cuộc sống của con người. Nhờ có âm thanh con người có thể nói chuyện được với nhau, học tập, truyền tin, thưởng thức âm nhạc, tránh được tai nạn, …

Sự xuất hiện của âm nhạc

Thời kỳ nguyên thủy, trước khi có tiếng nói loài người đã biết hét hò gọi bầy, hò reo ăn mừng, hò la đuổi muông thú, chim chóc,... Các giai điệu trầm bổng cất lên từ giọng người, từ các nhạc cụ thổi hơi thô sơ như sừng thú, ốc biển, ống sậy, lá cây...tạo nên âm nhạc. Con người ta đã ca hát và chơi đàn theo bản năng như nói, cười, khóc, nhảy nhót,... Những cuộc vui chỉ có nhịp nhảy, những câu hát ru, những câu hát tỏ tình, những chiếc kèn lá... là những “dụng cụ âm nhạc” được con người sử dụng.

Có thể nói những “hoạt động âm nhạc” thô sơ ban đầu đó đã thỏa mãn nhu cầu rất tự nhiên của con người là được bộc lộ cảm xúc, được chia sẻ nỗi niềm, được kết nối và hòa nhập vào cộng đồng.

Tại sao người ta ca hát?

Vai trò của âm thanh trong cuộc sống?

Đàn hát chính là phương tiện bày tỏ nỗi lòng để có được sự đồng cảm. Có ai đó đã nói rằng “Âm nhạc đi từ trái tìm đến trái tim”. Thật vậy, âm nhạc là cách kết nối tuyệt diệu giữa người với người, giữa người với vạn vật trong thiên nhiên, với các đấng siêu nhiên trong tưởng tượng và xa hơn nữa là với vũ trụ bên ngoài trái đất.

Âm nhạc có thể kết nối thai nhi với thế giới bên ngoài. Chưa ra đời, em bé đã có phản ứng với âm nhạc, bé có thể quẫy đạp trong bụng mẹ khi nghe nhạc có cường độ lớn và tiết tấu dồn dập. Rồi đến lúc bé bi bô tập nói tập hát thì bài tập làm người sơ đẳng nhất được lồng vào những khúc đồng dao. Lớn thêm chút các bé thích chơi những trò chạy nhảy, la hét, trốn tìm, đuổi bắt nhau rồi nghêu ngao cất giọng hát…

Tại sao người ta nghe nhạc?

Cuộc sống hiện đại với đầy đủ các phương tiện truyền thông như: truyền hình, băng đĩa, máy ghi âm, ghi hình, máy nghe nhạc, internet, smartphone,... Song âm nhạc vẫn là "món ăn tinh thần" được người người yêu thích.

Người ta hát lên, đàn lên những gì chất chứa trong lòng, gửi niềm vui nỗi buồn của riêng mình vào âm nhạc. Chính nhờ “tiếng lòng” ấy mà người nghe cảm nhận được tài năng và thấu hiểu được tâm trạng người chơi nhạc. Hẳn bạn vẫn còn nhớ truyện cổ tích Thạch Sanh, tiếng đàn “tính tịch tình tang” của chàng không những chiếm trọn tình yêu của công chúa, mà còn khiến quân giặc buồn rũ nhớ quê nhà nên mất hết cả sinh lực chiến đấu. Có thể nói nếu ai biết tận dụng âm nhạc và sử dụng nó bằng chính tình yêu của mình sẽ nhận thấy được sức mạnh vô địch của âm nhạc.

Tại sao người ta chơi nhạc?

Âm nhạc là cầu nối giữa người chơi nhạc với người nghe và giữa những người chơi nhạc với nhau. Không gian hội hè ven đường, góc chợ hoặc đơn giản chỉ cần một manh chiếu vào lúc rảnh rang cũng có thể là nơi diễn ra những cuộc hòa tấu , ca hát,… Hay thậm chí những người xa lạ không thấy rõ mặt nhau, chẳng nhìn thấy bóng dáng nhau qua màn đêm, nhưng họ có thể thấu hiểu lòng nhau qua âm nhạc. Một trong những minh chứng rõ nhất đó là chương trình “Khúc hát se duyên” - được phát sóng trên kênh HTV7 là Gameshow dành cho những bạn trẻ độc thân, sở hữu khả năng ca hát tốt, tham gia tìm kiếm một nửa của mình.

Vậy âm nhạc có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của con người?

Tiêu tan lo âu:

Lo âu và buồn phiền thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống con người trong mọi lĩnh vực, mọi môi trường sống. Âm nhạc giúp xóa tan lo âu và giảm mức độ căng thẳng của họ.

Giảm đau đớn:

Nhiều nguồn nghiên cứu cho rằng, người nghe âm nhạc sẽ tiết ra 1 lượng lớn endorphins. Những loại chất kích thích này thường có tác dụng kiểm soát, giảm sự đau đớn trên cơ thể.

Kích thích tế bào não:

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giai điệu của các thể loại nhạc mạnh và nhẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động, phát triển của não bộ. Người nghe nhạc mạnh như rap, rock, hiphop thường có mức độ tập trung nhạy bén và tư duy sáng tạo hơn. Những người nghe nhạc cổ điển, Acoustic, classic lại có khả năng tập trung cao, luôn nhẹ nhàng và thư thái.

Tim mạch:

Âm nhạc có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ Có những loại nhạc có thể giúp cho nhịp tim được điều hòa. Tâm hồn thư thái hơn cũng rất tốt cho người bị bệnh tim.

Cải thiện hiệu suất thể dục thể thao:

Nghe nhạc trong lúc luyện tập thể thao có thể giúp con người quên đi mọi cảm giác mệt mỏi. Và gia tăng được thời gian tập luyện. Đồng thời, việc nghe nhạc cũng khiến con người quên đi sự chán nản, sự lặp đi lặp lại của các bài thể dục. Và từ đó gia tăng hiệu suất tập thể dục, thể thao. Nếu bạn cảm thấy lười tập thể dục, hãy bật nhạc lên. Thời gian sẽ trôi qua rất nhanh mà bạn không cảm thấy mệt mỏi hay muốn bỏ cuộc giữa chừng

Tăng lạc quan:

Theo thống kê cho biết, những người có thói quen nghe nhạc sôi động thường lạc quan hơn những người ít nghe nhạc rất nhiều. Những người thường có thói quen xuyên nghe nhạc sẽ có lỗi sống năng động và tích cực. Âm nhạc cũng giúp con người dễ dàng ghi nhớ với các khoảnh khắc trong bài nhạc, xóa tan âu lo, ưu phiền. Nhiều âm điệu của các bản còn khiến con người như được thăng hoa và cảm giác phiêu theo nốt nhạc.

Mang lại giác ngủ sâu:

Nhạc nhẹ giúp con người dễ ngủ hơn, thoải mái đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Kết nối xã hội:

Âm nhạc là công cụ tuyệt vời kết nối mọi người lại với nhau.

Hỗ trợ bệnh nhân ung thư:

Việc nghe nhạc thường xuyên giúp các bệnh nhân ung thư có cảm giác thoải mái, nhẹ nhõm trong quá trình xạ trị.

Vai trò của âm thanh trong cuộc sống? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với bài này các em sẽ nắm chắc được nội dung của bài đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 4

  • 124 lượt xem