Vì sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, vào ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? Ôn tập Khoa học 4

  • 2 Đánh giá

Vì sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, vào ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, đầy đủ, hy vọng sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chia sẻ, các em tham khảo nhé

Trả lời câu hỏi: Vì sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, vào ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?

- Ban ngày không khí trong đất liền nóng, không khí ngoài biển lạnh. Do đó làm cho không khí chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào đất liền.

- Ban đêm không khí trong đất liền nguội nhanh hơn nên lạnh hơn không khí ngoài biển. Vì thế không khí chuyển động từ đất liền ra biển hay gió từ đất liền thổi ra biển.

Kiến thức mở rộng về Gió

I. Gió là gì?

- Đối với Trái Đất, gió là các luồng không khí lớn chuyển động trong không gian. Còn đối với không gian, gió Mặt Trời là các chất khí hoặc các hạt tích điện từ Mặt Trời vào không gian chuyển động. Gió hành tinh được hình thành khi xảy ra sự thoát khí của các nguyên tố hóa học nhẹ từ khí quyển của một hành tinh vào không gian.

- Gió thường được phân loại theo quy mô về không gian, tốc độ, lực tạo ra gió, các khu vực gió xảy ra, và tác động của chúng. Những cơn gió mạnh nhất được quan sát trên một hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta xảy ra trên sao Hải Vương và sao Thổ. Gió có những khía cạnh khác nhau, một là vận tốc của gió; hai là áp suất dòng khí; ba là tổng năng lượng của gió.)

Vì sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, vào ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?

- Trong nền văn minh của con người, gió đã tạo cảm hứng cho thần thoại, ảnh hưởng đến các sự kiện lịch sử, mở rộng phạm vi của các phương tiện giao thông và chiến tranh, và cung cấp nguồn năng lượng cho cơ khí, điện và giải trí. Gió đã tạo năng lượng cho các chuyển động của tàu thuyền trên các đại dương của Trái Đất. Khí cầu khí nóng sử dụng gió để có các chuyến đi ngắn, và các chuyến bay có năng lượng riêng sử dụng gió để tăng lực nâng và giảm tiêu thụ nhiên liệu.

II. Nguyên nhân sinh ra gió là gì?

- “Sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu?” thì câu trả lời chính là do sự khác biệt trong áp suất khí quyển. Hiện tượng này dẫn đến việc không khí có xu hướng di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp, điều này lý giải vì sao các cơn gió có tốc độ khác nhau.

- Về quy mô của gió thì việc tạo nên quy mô gió lớn (hoàn lưu khí quyển) phụ thuộc chủ yếu vào sự khác biệt về nhiệt độ giữa xích đạo và các cực hay sự quay của các hành tinh. Do ma sát của bề mặt Trái Đất nên gió có xu hướng đạt đến sự cân bằng và tốc độ cũng chậm hơn.

III. Thang đo cường độ gió

Trong lịch sử, thang sức gió Beaufort (tạo ra bởi Francis Beaufort) cung cấp mô tả thực nghiệm về vận tốc gió dựa trên các điều kiện biển được quan sát. Ban đầu nó là thang 13 mức, nhưng trong những năm 1940, nó đã được mở rộng thành 17 mức. Có các thuật ngữ thông thường mà chia gió theo các vận tốc gió trung bình khác nhau như gió nhẹ, gió mạnh, gió bão hay gió bão cực mạnh. Trong thang Beaufort, gió mạnh khoảng giữa 28 hải lý trên giờ (52 km/h) và 55 hải lý trên giờ (102 km/h) cùng với các tính từ theo sau như gió mạnh trung bình, gió mạnh hơn, gió rất mạnh để chia các mức độ gió thuộc phân loại gió mạnh. Một cơn bão có gió từ 56 hải lý trên giờ (104 km/h) đến 63 hải lý trên giờ (117 km/h). Thuật ngữ khí xoáy thuận nhiệt đới có nghĩa khác nhau theo từng vùng trên thế giới. Hầu hết các bồn trũng đại dương sử dụng vận tốc gió trung bình để xác định phân loại khí xoáy thuận nhiệt đới

IV. Các loại gió chính trên Trái Đất

1. Gió Tín phong

- Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰ N về Xích đạo.

- Thời gian hoạt động: quanh năm

- Hướng gió: Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.

- Tính chất: khô, ít mưa

- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

2. Gió Tây ôn đới

- Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰N lên khoảng các vĩ độ 60⁰B và 60⁰N

- Thời gian hoạt động: quanh năm

- Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam, gió hướng Tây Bắc.

- Tính chất: ẩm, mưa nhiều

- Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

3. Gió Đông cực

- Phạm vi: Từ khoảng các vĩ độ 60⁰B về cực Bắc và 60⁰N về cực Nam.

- Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam, gió hướng Đông Nam.

- Thời gian: hầu như thổi quanh năm.

4. Gió mùa

- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.

- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.

- Phạm vi hoạt động:

+ Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.

+ Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

5. Gió địa phương

a. Gió biển, gió đất

- Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.

- Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.

- Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).

- Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.

b. Gió phơn

- Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.

- Đặc điểm:

+ Sườn đón gió có mưa lớn.

+ Sườn khuất gió khô và rất nóng.

- Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.

- Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.

Vì sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, vào ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần trả lời câu hỏi chi tiết trên đây giúp các em củng cố kiến thức, từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 4

  • 365 lượt xem