Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và truyện ngắn Hai cây phong
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và truyện ngắn Hai cây phong
Bài làm:
Tác giả là Ai-ma-tôp là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Ông sinh năm 1928 và mất năm 2008. Hoạt động ăn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư- xtan. ừ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát- xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại dấu ấn trong lòng độc giả với những tác phẩm nổi tiếng như Cánh đồng mẹ, Người thầy đầu tiên, Con cò trắng….
Tác phẩm của ông được nhiều bạn đọc Việt Nam biết là truyện Người thầy đầu tiên. Đoạn trích Hai cây phong là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên, nhan đề do người biên soạn sách giáo khoa đặt. Nội dung của truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan, vào giữa những năm XX của thế kỉ trước, khi nơi đây tư tưởng phong kiến và gia trưởng, còn nặng nề, do đó phụ nữ và trẻ mồ côi bị coi thường và rẻ rúng. CÔ bé An-tư-nai mồ côi sống trong gia đình chú thím, không được học hành và phải chịu sự giám sát , sai khiến hà khắc của bà thím.Đoạn trích Hai cây phong được tác giả miêu tả đầy xúc động, gắn bó với những tình cảm và tuổi thơ của An-tư-nai. Nghệ thuật miêu tả kết hợp với biểu cảm đã tạo nên một văn bản đầy chất thơ, chất họa. Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng cùng những kỉ niệm với bạn bè và những trò chơi tinh nghịch thủa bé của tác giả.
Xem thêm bài viết khác
- Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây: y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.
- Soạn văn bài: Luyện nói Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu "ngông” nghĩa là gì? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội
- Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống /.../ để làm phương tiện liên kết đoạn văn
- Nội dung chính bài Tức nước vỡ bờ
- Soạn văn bài: Đập đá ở Côn Lôn
- Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây
- Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học.
- Nội dung chính bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Ý nghĩa nhan đề Chiếc lá cuối cùng
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Đôn-ki-hô-tê
- Soạn văn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm