Nếu là người chứng kiến cuộc trò chuyện giữa cậu bé Hồng và bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? Đóng vai là người chứng kiến cuộc nói chuyện giữa cậu bé Hồng và bà cô

Nội dung
  • 1 Đánh giá

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi những bài văn mẫu 8 hay nhằm hoàn thiện yêu cầu đề bài Nếu là người chứng kiến cuộc trò chuyện giữa cậu bé Hồng và bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Dàn ý Đóng vai là người chứng kiến kể lại cuộc nói chuyện giữa cậu bé Hồng và bà cô

1. Mở bài

Giới thiệu nguyên nhân chứng kiến cuộc nói chuyện giữa cậu bé Hồng và bà cô.

2. Thân bài

a. Những lời nói cay độc của bà cô

  • Bà cô gợi ý cho Hồng vào Thanh Hóa thăm mẹ: thoạt nghe hoặc không hiểu đầu đuôi câu chuyện thì thấy câu nói này bình thường nhưng tôi hiểu câu chuyện nên thấy rất khó chịu vì là người thân ruột thịt của bé, chứng kiến những đau khổ, thiệt thòi của bé mà nỡ lòng nói những lời đó.
  • Bà cô châm biếm rằng mẹ Hồng ở trong Thanh Hóa đang làm ăn phát tài, lại có thêm em bé với đứa cháu nhỏ của mình: là người xấu xa, cay độc.
  • Giả vờ thương xót rồi bảo chạy tiền tàu xe cho Hồng vào đó để mẹ may quần áo nhưng thực tế chỉ xoáy sâu vào nỗi đau buồn của em vì thiếu vắng sự quan tâm của người mẹ và khiến em ghét bỏ, ruồng rẫy mẹ mình.
  • Tiếp theo đó cô ta kể chuyện mẹ bé ở Thanh Hóa đi bán bóng đèn đầy khổ sở, một tay bế con cho con bú bên rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, gầy gò, thấy người quen hỏi han thì xấu hổ quay người đi. Để tăng thêm độ tin cậy cho câu chuyện bà ta bịa ra, bà ta xúi Hồng đi hỏi người họ hàng xa về sự thật câu chuyện đó.
  • Kết thúc câu chuyện bà ta khơi gợi lại nỗi đau mất cha của Hồng bằng câu hỏi không biết mẹ bé có về dịp giỗ đầu của cha hay không.

→ Một người cô có tâm địa độc ác, xấu xa. Trước hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm của cả cha lẫn mẹ của chính người cháu ruột của mình mà bà ta không những không thương xót mà lại gieo rắc vào đầu chúng những ý nghĩ xấu xa, tiêu cực về người mẹ để chúng căm ghét mẹ mình và tự làm tổn thương chính bản thân chúng.

b. Tâm trạng bé Hồng khi đối thoại với bà cô

  • Ngay khi bà cô cất tiếng hỏi để bắt đầu cuộc đối thoại mặt bé đã biến sắc, chùng xuống buồn rầu nhưng vẫn cúi đầu không đáp.
  • Bé cất tiếng đáp sau khi lấy lại bình tĩnh rằng không muốn vào thăm mẹ với hi vọng bà cô kết thúc cuộc trò chuyện.
  • Khi bà cô tiếp tục những lời nói cay độc, khóe mắt em bắt đầu cay cay và những giọt nước mắt cứ thế rơi xuống - giọt nước mắt của một đứa trẻ tội nghiệp, thiếu thốn tình yêu thương và bị tổn thương bởi chính người thân ruột thịt của mình.
  • Tuy bé không nói gì thêm, chỉ im lặng nghe bà cô kể lể nhưng qua ánh mắt, hành động của bé tôi hiểu ra rằng trong lòng em đang chịu tổn thương sâu sắc và cũng đầy sự căm hờn.

c. Tổng quát lại câu chuyện

Cuộc trò chuyện kết thúc trong sự hả hê của bà cô khi kể xong câu chuyện về mẹ Hồng và sự im lặng, chịu đựng của em. Tuy chỉ là hàng xóm và vô tình chứng kiến cuộc đối thoại này nhưng tôi cảm thấy thương cảm với em hơn bao giờ hết, đau xót khi một đứa trẻ phải chịu đựng nhiều tổn thương từ chính người thân của mình.

Tuy không còn xa lạ gì với tính cách xấu xa của bà cô nhưng tôi không nghĩ bà ta lại cay độc và hành xử với cháu mình như vậy. Tôi sẽ góp ý với bà ta.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

Đóng vai là người chứng kiến kể lại cuộc nói chuyện giữa cậu bé Hồng và bà cô - mẫu 1

Nhà cô bé Hồng ở ngay sát cạnh nhà tôi. Kể từ ngày cha nó mất, mẹ nó bỏ đi làm ăn xa, nó về đây sống với cô ruột cũng là hàng xóm lâu năm nhà tôi. Chẳng phải đến khi bé Hồng chuyển đến ở cùng mà trước giờ người cô này cũng chẳng phải người tốt đẹp gì nên hàng xóm quanh khu chẳng ai ưa bà ta. Nhưng có lẽ vì nhà sát vách nhau, hằng ngày chứng kiến sự khắc nghiệt của bà ấy với Hồng, tôi lại càng thương cảm cho đứa bé mồ côi cha này. Cứ ngỡ bấu víu, nương tựa được vào cô ruột của mình nhưng sự hà khắc, cay độc của người cô được bộc lộ rõ nhất qua cuộc trò chuyện giữa cô cháu họ mà tôi đã nghe thấy.

Bà ta gợi ý cho Hồng vào Thanh Hóa thăm mẹ: thoạt nghe hoặc không hiểu đầu đuôi câu chuyện thì thấy câu nói này bình thường nhưng tôi hiểu câu chuyện của họ nên thấy rất khó chịu vì là người thân ruột thịt của bé, chứng kiến những đau khổ, thiệt thòi của bé mà nỡ lòng nói những lời đó. Bà cô châm biếm rằng mẹ Hồng ở trong Thanh Hóa đang làm ăn phát tài, lại có thêm em bé với đứa cháu nhỏ của mình: là người xấu xa, cay độc. Bà ta còn giả vờ thương xót rồi bảo chạy tiền tàu xe cho Hồng vào đó để mẹ may quần áo nhưng thực tế chỉ xoáy sâu vào nỗi đau buồn của em vì thiếu vắng sự quan tâm của người mẹ và khiến em ghét bỏ, ruồng rẫy mẹ mình. Tiếp theo đó cô ta kể chuyện mẹ bé ở Thanh Hóa đi bán bóng đèn đầy khổ sở, một tay bế con cho con bú bên rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, gầy gò, thấy người quen hỏi han thì xấu hổ quay người đi. Để tăng thêm độ tin cậy cho câu chuyện bà ta bịa ra, bà ta xúi Hồng đi hỏi người họ hàng xa về sự thật câu chuyện đó. Kết thúc câu chuyện bà ta khơi gợi lại nỗi đau mất cha của Hồng bằng câu hỏi không biết mẹ bé có về dịp giỗ đầu của cha hay không, quả là một người cô có tâm địa độc ác, xấu xa. Trước hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm của cả cha lẫn mẹ của chính người cháu ruột của mình mà bà ta không những không thương xót mà lại gieo rắc vào đầu chúng những ý nghĩ xấu xa, tiêu cực về người mẹ để chúng căm ghét mẹ mình và tự làm tổn thương chính bản thân chúng.

Tôi chăm chú theo dõi Hồng. Ngay khi bà cô cất tiếng hỏi để bắt đầu cuộc đối thoại mặt bé đã biến sắc, chùng xuống buồn rầu nhưng vẫn cúi đầu không đáp. Bé cất tiếng đáp sau khi lấy lại bình tĩnh rằng không muốn vào thăm mẹ với hi vọng bà cô kết thúc cuộc trò chuyện. Khi bà cô tiếp tục những lời nói cay độc, khóe mắt em bắt đầu cay cay và những giọt nước mắt cứ thế rơi xuống - giọt nước mắt của một đứa trẻ tội nghiệp, thiếu thốn tình yêu thương và bị tổn thương bởi chính người thân ruột thịt của mình. Tuy bé không nói gì thêm, chỉ im lặng nghe bà cô kể lể nhưng qua ánh mắt, hành động của bé tôi hiểu ra rằng trong lòng em đang chịu tổn thương sâu sắc và cũng đầy sự căm hờn.

Cuộc trò chuyện kết thúc trong sự hả hê của bà cô khi kể xong câu chuyện về mẹ Hồng và sự im lặng, chịu đựng của em. Tuy chỉ là hàng xóm và vô tình chứng kiến cuộc đối thoại này nhưng tôi cảm thấy thương cảm với em hơn bao giờ hết, đau xót khi một đứa trẻ phải chịu đựng nhiều tổn thương từ chính người thân của mình. Tuy không còn xa lạ gì với tính cách xấu xa của bà cô nhưng tôi không nghĩ bà ta lại cay độc và hành xử với cháu mình như vậy. Lòng người khó đoán, nhưng đừng nên cay nghiệt với ai kẻo “gieo nhân nào, gặt quả nấy”. Câu chuyện về bà cô và bé Hồng gần như không hồi kết, nhưng với tư cách là một người hàng xóm và một con người yêu trẻ con, khi đứng trước chuyện bất bình, tôi đã thẳng thắn góp ý với bà ta.

Đóng vai là người chứng kiến kể lại cuộc nói chuyện giữa cậu bé Hồng và bà cô - mẫu 2

Mỗi chúng ta sinh ra không ai có thể tự lựa chọn gia đình của mình. Có những đứa trẻ may mắn, cũng có những đứa trẻ lại bất hạnh. Hồng cũng là một số phận không may mắn. Tuy chỉ là hàng xóm. không hiểu hết mọi chuyện, nhưng tôi cũng biết được hoàn cảnh của cậu. Tôi eaast thương cậu, đặc biệt khi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa Hồng và cô cậu.

Người trong làng ai cũng biết chú bé Hồng, thầy mất, mẹ lại bỏ quê đi. Tôi bằng tuổi Hồng nhưng không chơi với cậu. Hồng có lẽ không để ý còn tôi lại âm thầm dõi theo cuộc sống của cậu. Tôi khâm phục nghị lực ở cậu bạn nhỏ bé ấy.

Một hôm, tôi đang ra vườn hái rau thì nghe tiếng nói chuyện bên nhà Hồng. Vườn nhà tôi ở sát vách nhà câu nên tiếng nói chuyện nghe rõ mồn một. Tôi kiễng chân còn nhìn thấy toàn cảnh qua khe hở. Tôi thấy Hồng đã bỏ đi khăn tang trắng, tôi nhớ ra đã gần đến ngày giỗ đầu thầy cậu. Tôi thấy bà cô Hồng mỉm cười diễn kịch, cất giọng cay độc:

-Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

Nét mặt Hồng hơi khác lạ, dường như phân vân điều gì đó, chắc hẳn cậu cũng muốn gặp mẹ lắm. Nhưng dường nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười kia, hồng lại cúi đầu, không đáp. Tôi nghe người lớn nói cô Hồng ghét mẹ cậu, bà ta chỉ muốn gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Mẹ Hồng là một người đàn bà mang tội góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con bỏ cái đi tha hương cầu thực. Mọi người không ưa cô ấy, nhưng tôi hiểu Hồng yêu mẹ của mình. Làm sao tình yêu thương, kính mến mẹ của một người con lại bị những rắp tâm dơ bẩn xâm phạm, lay chuyển? Khi tôi đang miên man suy nghĩ thì Hồng đã cười đáp lại:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

Bà cô nghe thế vẫn dùng cái giọng ngọt ngào hỏi luôn:

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

Rồi hai con mắt long lanh của cô ta chằm chặp xoáy vào đứa cháu đang ngồi trước mặt. Hồng im lặng, đầu cúi xuống đất. Tôi thoáng thấy khóe mắt cậu ấy đỏ lên. Cô Hồng vẫn không buông tha mà vỗ vai cậu cười nói:

- Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

Hai tiếng “em bé” ngân dài ra, xoắn vào nỗi đau trong tâm hồn một đứa trẻ. Như không thể kìm nén, nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi rơi xuống đầm đìa ở cả cằm và cổ. Mắt tôi cũng bất giác cay cay, mẹ Hồng đã chịu bao đắng cay. Thành kiến xã hội đã đẩy bà rời bỏ anh em Hồng, nỗi đau ấy xót xa biết chừng nào.Tôi giật mình nhìn Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô:

- Sao cô biết mợ con có con?

Bà cô vốn không hề quan tâm nỗi đau của cháu ruột, vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho. Nào là một bà họ nội xa vào trong Thanh Hóa cân gạo về bán. Một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ Hồng ăn mặc rách rưới, mặt mày xanh xao, người thì gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ cậu vội quay đi, lấy nón che mặt. Bà ta say sưa kể mãi, còn Hồng thì nét mặt ngày càng thay đổi. Giống nhưu nghẹn lại, khóc không thành tiếng. Tôi nghe còn thấy xót xa, huống chi là Hồng. Một lát sau, cô cậu bỗng đổi giọng, vừa vỗ vai vừa nhìn vào mặt Hồng, nghiêm nghị nói:

- Vậy mày hỏi cô Thông chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?

Thông có lẽ là tên người đàn bà họ nội xa kia.

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? Bà cô vẫn tiếp tục những lời nói cay độc của mình.

Hai người còn nói chuyện thêm nữa, nhưng tôi phải về ngay để nấu cơm cho mẹ. Tôi tần ngần rời khỏi vườn, lòng man mác buồn khi nghĩ đến khuôn mặt xót xa, đầy nước mắt của Hồng. Cùng là trẻ con nhưng cậu ấy lại không được đón nhận tình thương từ một gia đình trọn vẹn. Câu chuyện cứ quẩn quanh ám ảnh trong tâm trí tôi về số phận, cuộc đời của những hoàn cảnh bất hạnh.

 Chuyên mục Văn mẫu lớp 8 bao gồm các bài văn mẫu hay kèm theo dàn ý chi tiết cho tất cả các đề bài có trong môn Ngữ văn 8 được KhoaHoc tổng hợp và sắp xếp theo từng bài học bám sát nội dung học SGK.

Chủ đề liên quan