Nội dung chính bài Đánh nhau với cối xay gió
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Đánh nhau với cối xay gió "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Xéc-van-tét (1547-1616) không chỉ là nhà văn nổi tiếng của đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp mà còn là một nhà văn nổi tiếng thế giới. Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết kiểu mẫu, Hành trình đến Parnassus nhưng thành công hơn cả là tiểu thuyết hiệp sĩ Đôn-ki-ho-te
- Tác phẩm: Văn bản trích từ chương 8, 9 của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê
2. Phân tích văn bản
a. Hiệp sĩ Đôn Ki - hô - tê
* Nguồn gốc xuất thân
- Tên: Ki - ha - đa (ghép họ quí tộc: Đôn…).
- Xuất thân: quí tộc nghèo.
- Say mê sách kiếm hiệp.
=> Bệnh hoang tưởng, gàn dở, muốn thành hiệp sĩ giang hồ.
* Phẩm chất, tính cách
- Lòng dũng cảm của một hiệp sĩ giang hồ trừ gian diệt ác, cứu người lương thiện
- Chiến đấu cao cả, tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân.
- Dũng cảm như một anh hùng, hiên ngang, dũng mãnh, quyết tâm chiến đấu.=> đáng kính phục.
- Một kẻ hoang tưởng, hão huyền => Gây cười.
- Kết quả: thất bại một cách đau đớn.
=> Đôn Ki - hô - tê là người hoang tưởng, gàn dở, điên rồ nhưng dũng cảm và cao thượng.
=> Đôn Ki - hô - tê vừa đáng trân trọng vừa nực cười, vừa đáng thương vừa đáng trách.
b. Giám mã Xan-chô-pan-xa:
- Nguồn gốc xuất thân:
- Là nông dân.
- Hình dáng: béo lùn.
- Hành động:
- Có tham vọng thực tế: giàu sang phú quý -> thích danh vọng hão huyền.
- MĐ rõ ràng, ước muốn tầm thường.
=> Xan - chô là người tỉnh táo, tận tụy, trung thành nhưng hèn nhát.
- Thực dụng đến tầm thường.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Hiệp sĩ Đôn Ki - hô - tê
Hoàn cảnh xuất xứ: Đôn Ki-hô-tê xuất thân là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn tên là Ki-ha-đa. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, và trạc năm chục tuổi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, đầu óc lão ngày một trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Hắn mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.
Tính cách:
- Lòng dũng cảm của một hiệp sĩ giang hồ trừ gian diệt ác, cứu người lương thiện, gặp chuyện bất bình ra tay tương trợ.
- Đôn Ki-hô-tê đã mường tưởng chúng thành những kẻ khổng lồ xấu xa. Vì vậy ông đã quyết tâm một mình lao vào “giao chiến giết hết bọn chúng” và “quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”.
- Trên con đường phiêu lưu của mình, Đôn Ki-hô-tê luôn chọn những con đường có nhiều nguy hiểm bơi lẽ trên những con đường ấy mới có thể “gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau”
- Sau khi thất bại ở cuộc chiến với cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê dùng luôn 1 cành cây khô gắn cái mũi sắt để làm thành ngọn giáo, sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo.
- Coi khinh những điều tầm thường, thực dụng của con người:
- Khi bị thương nhưng không hề rên rỉ, coi khinh cái tầm thường, không lấy việc ăn uống tầm thường làm thích thú
- Hắn còn là một người thùy chung khi say đắm một phụ nữ nông dân, thậm chí còn ban cho chị ta cái tên công nương Đuyn-xi-nê-a:
- Dù trong lúc nguy nan nhất, Đôn Ki-hô-tê vẫn nghĩ đến nàng và lấy đó làm động lực để chiến đấu mạnh mẽ hơn.
- Suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão tới mức không cần ăn uống vì chỉ nghĩ đến người yêu cũng thấy no.
2. Giám mã Xan-chô-pan-xa:
Xan-chô Pan-xa lại là hình ảnh hoàn toàn đối lập với Đôn-ki-hô-tê, ông có đầu óc thực tế đến thực dụng:
- Xuất thân vốn là một nông dân,
- Ngoại hình: cưỡi trên mình con ngựa béo lùn giống như vóc dáng của ông, bên cạnh lúc nào cũng mang theo bình rượu và cái túi hai ngăn chứa đầy thức ăn ngon.
- Xan-chô Pan-xa là một người tỉnh táo, ông nhận ra ngay đó chỉ đơn thuần là những chiếc cối xay gió thế nên khi Đôn-ki-hô-tê yêu cầu, mỉa mai buộc giao chiến, Xan-chô Pan-xa nhất quyết không đi. Sự nhút nhát của Xan-chô Pan-xa đến mức gần như là hèn nhát, như chính cách mà bác thừa nhận: “chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay”.
- Sau cuộc đánh nhau với cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê ngồi đó không ăn gì chỉ cần nghĩ đến tình nương là no thì Xan-chô Pan-xa lại chỉ quan tâm đến chuyện ăn và ngủ.
- Đến đây tính cách hồn nhiên, chất phác đến độ thô kệch của bác giám mã càng bộc lộ rõ hơn nữa: “Xan-chô ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừa, lôi các thứ ở trong cái túi hai ngăn ra, vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành”, sau đó bác đánh liền một mạch đến sáng.
=> Xan-chô Pan-xa là một người luôn luôn tỉnh táo, nhìn nhận xem xét sự vật hiện tượng như nó vốn có, nhưng y chỉ luôn chú trọng đến bản thân mà không quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh.
3. Tổng kết:
- Nghệ thuật:
- Biện pháp nghệ thuật và tương phản giữa 2 hình tượng nhân vật.
- Giọng điệu phê phán hài hước.
- Sử dụng tiếng cười để giễu cợt cái hoang tưởng và tầm thường; đề cao cái thực tế và cao thượng.
- Nội dung – ý nghĩa:
- Mối quan hệ đối lập, bổ sung cho nhau giữa hai hình tượng Đôn - Ki - hô - tê và Xan - chô Pan - xa.
- Ý nghĩa:
- Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki - hô - tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội
Xem thêm bài viết khác
- Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân, sau một thời gian xa cách Kể lại giây phút gặp lại người thân lớp 8
- Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
- Chép đoạn văn dưới dây vào vở bài tập và điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
- Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số?
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Soạn văn bài: Tức nước vỡ bờ
- Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau đây: lưới, lạnh, tấn công
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài toán dân số
- Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá
- Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ
- Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5 6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt?
- Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống /.../ để làm phương tiện liên kết đoạn văn