Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế Câu 1 trang 78 sgk Địa Lí 11

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 bài 9

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi đáp án cho Câu 1 trang 78 sgk Địa Lí 11 - Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.

Bài làm:

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đã có những tác động tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế của đất nước này.

Những thuận lợi của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế:

- Vị trí địa lí:

  • Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á - khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế, nguồn lao động giá rẻ => giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.
  • Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.

- Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ cùng với việc ứng dụng KH - KT cao vào sản xuất giúp phát triển nông nghiệp đảm bảo nguồn cung lương thực.

- Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển lớn. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,...) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.

- Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa sản phẩm nông nghiệp.

- Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.

Những khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh

- Nằm giữa Thái Bình Dương - > Cách xa lục địa, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước..

- Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp. Nhật Bản có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

- Thiên tai: bão, sóng thần, mưa lớn...

- Khoáng sản: chủ yếu có một số tài nguyên khoáng sản như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng... khá nghèo nàn -> Thiếu nguyên liệu cho phát triển kinh tế.

Chủ đề liên quan