[Phát triển năng lực] Tiếng việt 1 bài 29B: Đi lại an toàn [Phát triển năng lực] Tiếng Việt 1 tập 2

  • 1 Đánh giá

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung [Phát triển năng lực] Tiếng việt 1 bài 29B: Đi lại an toàn được chúng tôi hướng dẫn, giải đáp đầy đủ, chi tiết trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn học bài 29A: Đi lại an toàn trang 93 sgk tiếng việt 1 tập 2. Đây là sách nằm trong chương trình đổi mới của Bộ giáo dục - bộ sách Phát triển năng lực. Trong bài viết này KhoaHoc sẽ hướng dẫn từng phần nghe - nói, đọc, viết,... để các em cùng quý phụ huynh nắm được và có thể học tốt bộ sách mới.

1. Nghe - nói

Hỏi - đáp về nội dung tranh.

[Phát triển năng lực] Tiếng việt 1 bài 29B: Đi lại an toàn

Hướng dẫn:

  • Bạn thấy những ai trong tranh? - Mình thấy có bố, mẹ, bạn trai và em bé.
  • Mẹ hỏi gì người con trai? - Mẹ hỏi: con ngã thế nào?
  • Người con trai trả lời thế nào? - " Con bị ngã vì không quan sát biển báo".

2. Đọc

[Phát triển năng lực] Tiếng việt 1 bài 29B: Đi lại an toàn[Phát triển năng lực] Tiếng việt 1 bài 29B: Đi lại an toàn

Câu hỏi:

a. Đọc từng đoạn trong nhóm.

b. Hỏi - đáp:

[Phát triển năng lực] Tiếng việt 1 bài 29B: Đi lại an toàn

c. Nhìn tranh, nói xem bạn nào đi đúng, bạn nào đi sai?

[Phát triển năng lực] Tiếng việt 1 bài 29B: Đi lại an toàn

Hướng dẫn:

b.

  • Đây là biển báo gì? - Đây là biến báo cấm đi ngược chiều.
  • Đây là biển cáo gì? - Đây là biển báo cấm xe đạp.
  • Đây là biển cáo gì? - Đây là biển báo đường dành cho người đi bộ
  • Đây là biển cáo gì? - Đây là biển báo đường dành cho người đi bộ sang đường.

3. Viết

a. Nghe - viết một đoạn bài biến báo giao thông (từ Anh đi nhầm..... đến biển báo)

b. Thi chọn thẻ từ viết đúng.

Hướng dẫn:

a.

" Anh đi nhầm vào đường cấm đi ngược chiều nên anh bị bác đi xe máy va vào. Chú công an đứng gần đấy nâng anh dậy và bảo anh phải nhìn vào biển báo".

b.

[Phát triển năng lực] Tiếng việt 1 bài 29B: Đi lại an toàn

  • Từ viết đúng: đoàn kết, hoàn thành, liên hoan, quan tâm, quàng khăn.

4. Nghe - nói

a. Kể từng đoạn câu chuyện và trả lời câu hỏi.

[Phát triển năng lực] Tiếng việt 1 bài 29B: Đi lại an toàn

b. Kể một đoạn câu chuyện.

Hướng dẫn:

a. Kể chuyện: Thánh Gióng

1. Ngày xưa, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão cao tuổi mới sinh được một cậu con trai. Cậu bé đã ba tuổi mà đặt đâu nằm đấy, cũng không biết nói, biết cười.

? Lúc nhỏ, Gióng có gì khác thường? - Gióng đã ba tuổi mà đặt đâu nằm đấy, không biết nói, không biết cười.

2. Thuở ấy, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua cho sứ giả đi khắp nước tìm người tài giỏi ra đánh giặc cứu nước. Nghe tiếng loa của sứ giả, cậu bé bỗng nhiên ngồi dậy bảo mẹ ra mời sứ giả vào. Cậu nói với sứ giả: " Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một cái nón sắt và một áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này."

? Nghe sứ giả truyền lệnh, Gióng đã nói gì với mẹ? - Gióng đã nói vớ i mẹ ra mời sứ giả vào nhà.

3. Từ hôm ấy, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã chật. Vợ chồng ông lão không lo đủ nhưng dân làng đã góp cơm nuôi cậu.

? Những ai đã góp công nuôi Gióng thành tráng sĩ? - Vợ chồng ông lão và dân làng góp công nuôi thành tráng sĩ.

4. Đúng hẹn, nhà vua đem ngựa, roi, nón và áo giáp đến. Cậu bé vươn vai biến thành một tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp, đội nón, cầm roi, nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc. Đánh giặc hồi lâu, roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật vào lũ giặc. Đuổi đến chân núi Sóc thì giặc tan. Tráng sĩ cùng ngựa bay thẳng lên trời.

Từ đó nhân dân ta tôn tráng sĩ là Thánh Gióng và lập đền thờ ghi công ơn của ông.

? Vì sao Gióng lại được mọi người gọi là Thánh Gióng? - Vì ông đã phá tan lũ giặc.

b. Kể một đoạn câu chuyện:

Thuở ấy, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua cho sứ giả đi khắp nước tìm người tài giỏi ra đánh giặc cứu nước. Nghe tiếng loa của sứ giả, cậu bé bỗng nhiên ngồi dậy bảo mẹ ra mời sứ giả vào. Cậu nói với sứ giả: " Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một cái nón sắt và một áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này."

 

  • 583 lượt xem