Soạn giản lược bài Nam quốc sơn hà

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 7 bài Nam quốc sơn hà giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm:

  • Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt)
  • Số chữ: mỗi câu 7 chữ (thất ngôn)
  • Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng. Trong bài thơ này, vần "ư" được hiệp ở cả ba câu 1, 2 và 4.

Câu 2:

  • Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia.
  • Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này :
    • Nước Nam thuộc chủ quyền người Nam, có vị vua riêng, nước Nam độc lập đã là phận định sẵn.
    • Khi ngoại bang xâm chiếm nhất định sẽ gánh lấy thất bại.

Câu 3:

  • Bố cục thể hiện nội dung biểu ý :
    • Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền dân tộc.
    • Hai câu cuối: quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
  • Nhận xét bố cục bài thơ: Bố cục chặt chẽ giống như một bài nghị luận.

Câu 4:

  • Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có tính biểu cảm.
  • Những biểu cảm ấy được ẩn đằng sau những câu chữ, giọng điệu, đọc lên ta mới hiểu được hàm ý cũng như tình cảm sâu xa chứa đựng trong đó.

Câu 5: Giọng điệu bài thơ là giọng điệu hùng hồn đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.

Phần luyện tập

Câu 1: Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn. Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.


  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021