Soạn giản lược bài bài ca Côn Sơn

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 7 bài bài ca Côn Sơn giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Côn Sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát
  • Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 và một câu 8.
  • Hiệp vần: vần chân và vần lưng. Tất cả những chữ hiệp vần đều thanh bằng, chữ cuối của câu lục vần với chữ 6 của câu bát.

Câu 2:

  • Ta chính là tác giả Nguyền Trãi.
  • Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên:
    • Thích nghe tiếng suối chảy, tiếng suối như nghe âm thanh tiếng đàn của tự nhiên
    • Thích ngồi dưới bóng mát của cây cối trong rừng để ngâm thơ

⇒ Nhân vật “ta” hòa hợp với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn thi sĩ

  • Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng - tưởng tượng độc đáo, lãng mạn tài hoa của nhà thơ. Qua đó thể hiện tâm hồn giao hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi.

Câu 3:

  • Cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.
  • Nhận xét cảnh tượng Côn Sơn: Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt, bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó.

Câu 4:

  • Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh bóng râm của rừng trúc là hình ảnh của những người hiền, những thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa
  • Theo em, thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông.

Câu 5:

  • Điệp từ trong đoạn thơ:
    • Côn Sơn : điệp 2 lần;
    • ta: điệp 5 lần;
    • trong: điệp 3 lần;
    • có: điệp 2 lần.
  • Tác dụng: Cách điệp từ trong các câu thơ có ý nghĩa rất đặc biệt nó tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ, không gian như được mở rộng bao la và cả những hình tượng thơ sâu sắc đã làm cho tâm hồn của tác giả có những cảm nhận mới mẻ từ đó giúp cho nhân vật hiểu sâu sắc và có định hướng trong sáng tác.

Phần luyện tập

Câu 1:

  • Giống nhau:
    • Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.
    • Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng: nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người.
  • Khác nhau:
    • Cách ví von tiếng suối của Bác có phần sinh động hơn vì được so sánh với tiếng hát của con người.
    • Cách ví von của Nguyễn Trãi lại mang sắc thái cổ điển hơn, được so sánh với tiếng đàn cầm.

  • 1 lượt xem