Thầy/cô thực hành xây dựng quy tắc ứng xử và an toàn học đường cho lớp học mình đang phụ trách Đáp án Module 7

Nội dung
  • 8 Đánh giá

Đáp án tự luận Module 7

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo đáp án chi tiết, chính xác cho câu hỏi tự luận Module 7 - Thầy/cô thực hành xây dựng quy tắc ứng xử và an toàn học đường cho lớp học mình đang phụ trách.

Câu hỏi: Thầy/cô thực hành xây dựng quy tắc ứng xử và an toàn học đường cho lớp học mình đang phụ trách.

Trả lời:

Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường

1. Thực trạng vấn đề an toàn, phòng chống bạo lực học đường hiện nay

Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng.

Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.

Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau.

Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng.

Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn.

Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều.

Đáng lo ngại hơn, trên đây chỉ là số liệu được thông báo. Còn rất nhiều trường hợp bị nhà trường hay học sinh dấu đi nhằm giữ thể diện cho thanh danh của nhà trường.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức đánh nhau, mà một số học sinh khác còn bị tấn công về mặt tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, lối tư duy của học sinh bị bạo hành sau này.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay

2.1. Từ chính bản thân học sinh

Bạo lực học đường ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách học sinh. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh đối tượng từ 12-17 tuổi.

Giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách).

Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở việt nam

2.2. Từ phía nhà trường

Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”.

Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.

2.3. Từ phía gia đình

Nguyên nhân bạo lực học đường: Sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn

Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở việt nam.

Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hạnh gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp.

Chính những hành động như này của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này. Đáng buồn hơn nữa tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội ngày càng hiện đại.

3. Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường hiện nay

Xây dựng văn hóa nhà trường

Trách nhiệm trước hết là của hiệu trưởng, sự phối hợp với đoàn thể trong, ngoài nhà trường; sự đồng lòng và hành động đồng bộ của thầy trò. Văn hóa nhà trường có nội dung tương đồng và có điểm khác biệt giữa các cơ sở giáo dục

Nhà trường công lập, tư thục hay trường công lập hoạt động theo mô hình tự chủ về tài chính, điều kiện tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục khác nhau về cơ sở vật chất, tài liệu, năng lực đội ngũ... Tuy nhiên, điểm chung nhất là không vun trồng giá trị của nhà trường, các hoạt động giáo dục sẽ đơn điệu, xơ cứng, tiềm ẩn suy nghĩ, hành vi lệch chuẩn làm phát sinh bạo lực học đường.

Giáo viên cần thay đổi

Giáo viên cần thay đổi mục tiêu, phương pháp giảng dạy, thói quen xấu để đạo đức nhà giáo tỏa sáng. Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng xây dựng trường học an toàn, tích cực, thân thiện. Con đường để nhà giáo thay đổi là tự học, tự bồi dưỡng.

Có rất nhiều thách thức do khó khăn về đời sống, áp lực công việc, nhưng muốn học sinh tiến bộ, trở thành những công dân tử tế của ngày mai, nhà giáo phải tự học, cập nhật kiến thức, thêm vốn sống, kỹ năng để thay đổi phương pháp, làm chủ thiết bị công nghệ. Có như thế, hoạt động giáo dục luôn mang đến sự năng động, tự tin, thoải mái cho học sinh.

Tâm lý giáo dục học đồng hành với phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học được triển khai nhiều thời gian qua, bước đầu tạo sự thay đổi. Tuy nhiên, phương pháp dạy học chỉ thẩm thấu đến những học sinh chủ động, những em lẽ ra cần được quan tâm khi áp dụng phương pháp mới thì lại đứng bên lề.

Để phương pháp dạy học phát huy hiệu quả và phủ kín đến mọi đối tượng trong lớp, nhà giáo phải am hiểu tâm lý giáo dục. Có thể ví tâm lý giáo dục như con thuyền chở phương pháp dạy học đổi mới đến bờ thành công.

Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Phải có sự định hướng của nhà trường, tiếp tục vun trồng ở gia đình và phát triển của xã hội (bao gồm cả chế tài) thì học sinh mới kỷ luật, trách nhiệm, khoan dung. Sự phối hợp phải trên tinh thần tự trọng, trách nhiệm, kịp thời chia sẻ thông tin.

Do nhận thức, đùn đẩy trách nhiệm nên nội dung dạy học tại trường không được vận dụng tại gia đình và xã hội, hệ quả là sự định hướng bị... giậm chân tại chỗ.

Trách nhiệm của hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp

Để trường học an toàn, không xảy ra bạo lực học đường đòi hỏi hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được tình hình, xử lý tình huống một cách khéo léo, kịp thời, phù hợp tâm lý (phụ huynh, học sinh) và đúng quy định hiện hành. Trường học kỷ cương, tình thương, trách nhiệm phải là tâm niệm và hành động của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp trong mỗi ngày đến trường

Quản trị học đường hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào hiệu trưởng - linh hồn của một nhà trường, giáo viên chủ nhiệm - hiệu trưởng của một lớp. Nếu thực hiện đúng chức trách được giao, nhà trường sẽ an toàn, nói không với bạo lực.

Phong trào trong nhà trường "rộng" nhưng cần "sâu" "Rộng" để đáp ứng, "sâu" để thay đổi, mọi người cùng thay đổi. Bên cạnh đó, "rộng" là định hướng, "sâu" là tư tưởng, triết lý, giá trị cao đẹp mà giáo dục vận dụng để xây dựng thế hệ trẻ khỏe khoắn, trung thực, trách nhiệm, khoan dung, sáng tạo. Chăm vào "rộng" mà nhẹ "sâu" là bệnh thành tích, đối phó, lẽ tất nhiên hiệu quả không đạt được như mong muốn.

Không một học sinh nào bị bỏ rơi

Nhìn lại những vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây, những học sinh bị bỏ rơi, ít nhiều tham gia vào bạo lực. Yêu thương không thể tự có mà phải bắt đầu từ kỹ năng (mang tính tự phát), lâu dần thành thói quen.

Lứa tuổi học sinh phổ thông hiếu động, bồng bột, thích thể hiện mình, muốn được quan tâm nhưng ngại chia sẻ về tình cảm, sự khó khăn đang đối mặt. Người thầy cần quan tâm đến từng học sinh, đặt ra yêu cầu thích hợp để học sinh tiến bộ. Mục tiêu đổi mới giáo dục đã nhấn mạnh, quá trình đổi mới phải mang đến sự thay đổi cho từng học sinh.

Mỗi ngày một câu chuyện tử tế

Những câu chuyện, bài học, hình ảnh về thầy trò, phụ huynh và của những ai hết lòng vì sự nghiệp giáo dục sẽ giúp nét đẹp học đường được tỏa sáng. Tiếng lành đồn xa, xã hội hiểu thêm, có niềm tin vào giáo dục, giúp thầy cô vững vàng trên bục giảng. Lúc ấy, mỗi tiết học, mỗi ngày đến trường, hoạt động của thầy và trò luôn là chuyện tử tế.

Quy tắc ứng xử và an toàn học đường

1. Quy tắc chung của lớp học

Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác.

Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan lớp học; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

Giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; học sinh phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuồi, không sử dụng trang phục gây phản cảm.

Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong giờ học; không tham gia tệ nạn xã hội.

Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác.

Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể.

2. Ứng xử của giáo viên

Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ học sinh; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của học sinh.

Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.

3. Ứng xử của học sinh trong lớp học

Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.

Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.

Ngoài ra quý thầy cô có thể tham khảo chuyên mục Dành cho giáo viên để có được những tài liệu hay, hữu ích phục vụ công tác giảng dạy.