Trắc nghiệm công dân 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận là

  • A. mục đích của cạnh tranh
  • B. ý nghĩa của cạnh tranh.
  • C. nguyên tắc của cạnh tranh
  • D. nội dung của cạnh tranh.

Câu 2: Nội dung cốt lõi của cạnh tranh được thể hiện ở khía cạnh nào sau đây?

  • A. Tính chất của cạnh tranh.
  • B. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh.
  • C. Mục đích của cạnh tranh.
  • D. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

  • A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập
  • B. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất khác nhau.
  • C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có lợi ích khác nhau.
  • D. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất giống nhau.

Câu 4: Cạnh tranh là gì?

  • A. Là sự giành giật, lấn chiếm của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá……
  • B. Là sự giành lấy điều kiện thuận lợi của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá……
  • C. Là sự đấu tranh, giành giật của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá……
  • D. Là sự ganh đua, đấu tranh của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá……

Câu 5: Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập. tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những

  • A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
  • B. tính chất của cạnh tranh
  • C. nguyên nhân của sự giàu nghèo
  • D. nguyên nhân của sự ra đời hàng hoá.

Câu 6: Có bao nhiêu loại cạnh tranh:

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 7: Thế nào là cạnh tranh trong nội bộ ngành?

  • A. Là sự ganh đua về kinh tế trong các ngành sản xuất khác nhau.
  • B. Là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng .
  • C. Là sự ganh đua về kinh tế của các tập đoàn kinh tế lớn.
  • D. Là sự ganh đua về kinh tế của các đơn vị sản xuất trong nước.

Câu 8: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy:

  • A. lợi nhuận
  • B. nguồn nhiên liệu.
  • C. ưu thế về khoa học và công nghệ
  • D. thị trường tiêu thụ.

Câu 9: Thế nào là sự cạnh tranh giữa các ngành?

  • A. Là sự ganh đua về kinh tế trong các ngành sản xuất khác nhau.
  • B. Là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng .
  • C. Là sự ganh đua về kinh tế của các tập đoàn kinh tế lớn.
  • D. Là sự ganh đua về kinh tế của các đơn vị sản xuất trong nước.

Câu 10: Để hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh, nhà nước cần

  • A. ban hành các chính sách xã hội.
  • B. giáo dục, răn đe, thuyết phục.
  • C. ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật.
  • D. giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế xã hội.

Câu 11: Cạnh tranh kinh tế ra đời trong

  • A. nền sản xuất tự cấp tự túc
  • B. nền sản xuất hàng hoá.
  • C. nền sản xuất tự nhiên
  • D. mọi thời đại kinh tế.

Câu 12: Hành vi giành giật khách hàng đầu cơ tích trữ gây rối loạn kinh tế chính là mặt hạn chế của:

  • A. sản xuất hàng hoá.
  • B. cạnh tranh.
  • C. lưu thông hàng hoá.
  • D. thị trường.

Câu 13: Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?

  • A. Làm cho môi trường bị suy thoái.
  • B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
  • C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • D. Kích thích sức sản xuất.

Câu 14: Công ty K kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cạnh tranh?

  • A. Nguyên nhân của cạnh tranh
  • B. Mục đích của cạnh tranh.
  • C. Mặt tích cực của cạnh tranh
  • D. Mặt hạn chế của cạnh tranh.

Câu 15: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?

  • A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng
  • B. Hạ giá thành sản phẩm.
  • C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao
  • D. Áp dụng khoa học - kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất.

Câu 16: Khi Việt Nam là thành viên của WTO thì mức độ tính chất của loại cạnh tranh nào diễn ra quyết liệt?

  • A. Cạnh tranh trong mua bán.
  • B. Cạnh tranh trong nội bộ ngành
  • C. Cạnh tranh giữa các ngành.
  • D. Cạnh tranh trong nước và ngoài nước.

Câu 17: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phân chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?

  • A. Mặt tích cực của cạnh tranh.
  • B. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
  • C. Mục đích của cạnh tranh
  • D. Nguyên nhân của cạnh tranh.

Câu 18: Sự ganh đua, đầu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm

  • A. cạnh tranh
  • B. lợi tức
  • C. đấu tranh
  • D. tranh giành.

Câu 19: Cạnh tranh sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực vào đầu tư xây dựng phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quôc tế là

  • A. mặt tích Cực của cạnh tranh
  • B. mặt tiêu cực của cạnh tranh.
  • C. mặt hạn chế của cạnh tranh
  • D. nội dung của cạnh tranh.

Câu 20: Công ty kinh doanh xăng dầu M đầu cơ tích trữ làm cho giá cả xăng dầu trên thị trường tăng cao hơn so với thực tế. Việc làm của Công ty xăng dầu M đã

  • A. vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.
  • B. tạo ra động lực cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá.
  • C. kích thích phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
  • D. nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Câu 21: Do quán của mình vắng khách, trong khi quán của chị S khách vào ra tấp nập nên chị K đã nhờ M thuê N và G dàn dựng clip sai sự thật về việc bán hàng của S và đưa lên facebook. U chia sẻ bài viết của K cho F. Việc kinh doanh của chị S đổ bể hoàn toàn do nhiều người phản đối chị S. Trong trường hợp này, hành vi của những ai là cạnh tranh không lành mạnh?

  • A. Chị K và M.
  • C. Chị K, M,N, G và U.
  • B. Chị K, N và G.
  • D. Chị K, N, G và những người phản đối chị
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa


Trắc nghiệm công dân 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (P2)
  • 153 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021