Trắc nghiệm sinh học 7 bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Sự tiến hóa của các hệ cơ quan như: hô hấp, thần kinh, sinh dục thể hiện ở sự phức tạp hóa …(1)… trong tổ chức cơ thể. Sự phức tạp hóa một hệ cơ quan thành nhiều bộ phận khác nhau tiến tới hoàn chỉnh các bộ phận ấy …(2)… giúp nâng cao chất lượng hoạt động làm cơ thể thích nghi với điều kiện sống trong quá trình tiến hóa.

  • A. (1): sự chuyên hóa; (2): sự phân hóa
  • B. (1): sự chuyên hóa; (2): sự phức tạp hóa
  • C. (1): sự phân hóa; (2): sự chuyên hóa
  • D. (1): sự phân hóa; (2): sự chuyển hóa

Câu 2: Cá chép có hệ thần kinh

  • A. hình chuỗi hạch.
  • B. vòng hạch.
  • C. hình mạng lưới.
  • D. hình ống.

Câu 3: Đặc điểm hệ thần kinh của thủy tức là

  • A. Hình ống
  • B. Hình mạng lưới
  • C. Chưa phân hóa
  • D. Hình chuỗi hạch

Câu 4: Động vật nào dưới đây hô hấp chủ yếu bằng da?

  • A. Ếch đồng.
  • B. Báo gấm.
  • C. Chim bồ câu.
  • D. Thằn lằn bóng đuôi dài.

Câu 5: Hệ thần kinh dạng ống (não và tủy sống) có ở loài

  • A. Cá chép, thằn lằn
  • B. Thằn lằn, chim
  • C. Chim, thỏ, thằn lằn
  • D. Cá chép, thằn lằn, chim, thỏ

Câu 6: Hãy nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp.

Đại diệnĐặc điểm của hệ tuần hoàn
1. Châu chấua. Chua phân hóa

2. Thủy tức

b. Tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín
3. Giun đấtc. Tim chưa có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở
4. Ếch đồngd. Tim chưa có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở
  • A. 1-d; 2- a; 3- c; 4- b
  • B. 1- d; 2- c; 3- b; 4- a
  • C. 1- c; 2- a; 3- d; 4- b
  • D. 1- a; 2- d; 3- c; 4- b

Câu 7: Động vật nào dưới đây có cơ thể chưa phân hóa thành các hệ cơ quan?

  • A. Thủy tức.
  • B. Trùng biến hình.
  • C. Cá nheo.
  • D. San hô.

Câu 8: Đặc điểm hệ sinh dục của thủy tức là

  • A. Chưa phân hóa
  • B. Tuyến sinh dục không có ống dẫn
  • C. Tuyến sinh dục có ống dẫn
  • D. Tiêu giảm

Câu 9: Trong các động vật dưới đây, động vật nào hô hấp bằng da?

  • A. Ếch đồng
  • B. Giun đất
  • C. Ễnh ương lớn
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Những loài động vật có xương sống là

  • A. Giun đất, cá chép, thỏ
  • B. Châu chấu, thằn lằn, chim, thỏ
  • C. Cá chép, ếch đồng, thằn lằn, chim, thỏ
  • D. Cá chép, giun đất, châu chấu, thỏ

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A. Giun đất có hệ thần kinh hình chuỗi hạch.
  • B. Đỉa có hệ thần kinh hình ống.
  • C. Trùng biến hình chưa phân hóa hệ thần kinh.
  • D. Thủy tức có hệ thần kinh hình mạng lưới.

Câu 12: Động vật nào hô hấp bằng phổi và túi khí

  • A. Thằn lằn
  • B. Ếch đồng
  • C. Châu chấu
  • D. Chim

Câu 13: Trong số các động vật dưới đây, có bao nhiêu động vật chưa có hệ tuần hoàn?

1. Thủy tức

2. Trùng biến hình

3. Hải quỳ

4. Đỉa

5. Giun đất

Số ý đúng là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là SAI?

  • A. Thủy tức thuộc ngành Ruột khoang
  • B. Thỏ là Động vật không có xương sống
  • C. Châu chấu hô hấp bằng hệ ống khí
  • D. Cá chép hô hấp bằng mang

Câu 15: Động vật nào dưới đây hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí?

  • A. Thằn lằn
  • B. Ếch đồng
  • C. Chim bồ câu
  • D. Thỏ hoang

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Châu chấu có hệ thần kinh hình chuỗi hạch.
  • B. Đỉa có hệ thần kinh hình ống.
  • C. Giun đất có hệ thần kinh hình mạng lưới.
  • D. Trùng biến hình có hệ thần kinh hình mạng lưới.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giả bài 54 sinh 7: Tiến hóa về tổ chức cơ thể


  • 20 lượt xem