Trắc nghiệm sinh học 8 chương 6: Trao đổi vật chất và năng lượng (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chương 6: Trao đổi vật chất và năng lượng (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ ?

  • A. 4 cấp độ
  • B. 3 cấp độ
  • C. 2 cấp độ
  • D. 5 cấp độ

Câu 2: Quá trình đồng hoá có đặc điểm

  • A. Phân giải chất hữu cơ.
  • B. Tích luỹ năng lượng.
  • C. Tổng hợp chất hữu cơ.
  • D. Cả B và C.

Câu 3: Trao đổi chất khác chuyển hoá vật chất là

  • A. Trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của chuyển hoá vật chất xảy ra ở bên trong tế bào.
  • B. Chuyển hoá vật chất bao gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá xảy ra bên trong tế bào.
  • C. Trao đổi chất ở cấp tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.
  • D. Cả A và B.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả ?

  • A. Uống nước giải khát có ga
  • B. Tắm nắng
  • C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon
  • D. Trồng nhiều cây xanh

Câu 5: Quá trình điều hoà sự sinh nhiệt có đặc điểm

  • A. Chịu sự chi phối của hệ thần kinh.
  • B. Chịu sự chi phối của hệ tiêu hoá.
  • C. Do nguồn thức ăn quyết định.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 6: Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào sự điều khiển của mấy hệ cơ quan ?

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4

Câu 7: Quá trình dị hoá có đặc điểm:

  • A. Phân giải chất hữu cơ.
  • B. tích luỹ năng lượng,
  • C. Giải phóng năng lượng.
  • D. cả A và C.

Câu 8: Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây ?

  • A. Bổ sung nước điện giải
  • B. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh
  • C. Mặc ấm để che chắn gió
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 9: Trao đổi chất ở cấp độ tế bào có đặc điểm

  • A. thức ăn, nước và muối khoáng… từ môi trường ngoài qua các hộ cơ quan vào cơ thể đồng thời môi trường ngoài cũng và có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.
  • B. Thức ăn, nước và muối khoáng… từ môi trường ngoài trực tiếp vào cơ thể và sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.
  • C. Các chất dinh dưỡng và 02 tiếp nhận từ máu được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong.
  • D. Môi trường trong có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.

Câu 10: Loại vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời là

  • A. vitamin D.
  • B. vitamin A.
  • C. vitamin C.
  • D. vitamin E.

Câu 11: Điều nào sau đây đúng khi nói về tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở cơ thể

  • A. Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa ở cơ thể không thay đổi
  • B. Ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá nhỏ hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại nhỏ hơn đồng hoá.
  • C. Vào thời điểm lao động, dị hoá nhỏ hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghi ngơi đổng hoá nhỏ hơn dị hoá.
  • D. Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào lứa tuổi và trạng thái lao động.

Câu 12: Muối khoáng có vai trò:

  • A. Không cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • C. Là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể.
  • D. Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào cấu tạo của nhiều enzim.

Câu 13: Tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt?

  • A. Tăng chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • B. Kích thước cơ thể tăng nên cần nhiều sắt để cơ thể hấp thụ
  • C. Lượng sắt bổ sung này do em bé trong bụng dung nạp
  • D. Cơ thể luôn cần chất sắt để tổng hợp nên hemoglobin. Mà trong thời kì mang thai cần nhiều hơn vì cung cấp máu và oxi nuôi em bé.

Câu 14: Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào thực chất là

  • A. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường ngoài.
  • B. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường trong.
  • C. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường ngoài.
  • D. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường trong.

Câu 15: Loại thực phẩm nào sau đây giàu chất đạm?

  • A. Dứa gai
  • B. Trứng gà
  • C. Bánh đa
  • D. Cải ngọt

Câu 16: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể có đặc điểm

  • A. Thức ăn, nước và muối khoáng… từ môi trường ngoài qua các hệ cơ quan vào cơ thể đồng thời môi trường ngoài cũng tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.
  • B. Thức ăn, nước và muối khoáng… từ môi trường ngoài trực tiếp vào cơ thể có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.
  • C. Các chất dinh dưỡng và 02 tiếp nhận từ máu được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong.
  • D. Môi trường trong có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.

Câu 17: Vitamin có vai trò:

  • A. Không cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • C. Là thành phần cấu trúc của nhiều loại enzim cần thiết trong chuyển hoá.
  • D. Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào cấu tạo của nhiều enzim.

Câu 18: Tại sao những người béo phì thường là những người ít vận động?

  • A. Ít vận động dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào ít, nên các chất dinh dưỡng không dùng hết sẽ tích trữ tạo nên các lớp mỡ.
  • B. Ít vận động giúp tăng khả năng trao đổi chất nên cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • C. Ít vận động sẽ dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào nhiều, nên cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • D. Cơ thể cần nhiều thời gian để hấp thụ chất dinh dưỡng nên vận động bị hạn chế.

Câu 19: Đối tượng nào dưới đây có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá ?

  • A. Người cao tuổi
  • B. Thanh niên
  • C. Trẻ sơ sinh
  • D. Thiếu niên

Câu 20: Một gam lipit khi được ôxi hoá hoàn toàn sẽ giải phóng ra bao nhiêu năng lượng ?

  • A. 4,3 kcal
  • B. 5,1 kcal
  • C. 9,3 kcal
  • D. 4,1 kcal
Xem đáp án
  • 60 lượt xem