Đề thi cuối năm mới nhất lớp 4 môn Lịch sử - địa lí (có đáp án) năm học 2017 - 2018
Vậy là một năm học lại sắp sửa kết thúc. Các em lại bước vào giai đoạn củng cố kiến thức để bước vào kì thi cuối năm. Đây là kì thi quan trọng nhằm đánh giá được kết quả học tập của từng học sinh trong một năm học vừa qua. Vì vậy, để giúp các em củng cố kiến thức, KhoaHoc xin gửi đến các em bộ đề thi cuối năm học 2017 - 2018 của môn lịch sử - địa lí lớp 4 có kèm theo đáp án. Hi vọng, bộ đề thi sẽ giúp các em làm bài tốt hơn và đạt được kết quả cao trong kì thi quan trọng sắp tới.
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lý đất nước?
a. Vẽ bản đồ đất nước.
b. Quản lý đất nước không cần định ra pháp luật.
c. Cho soạn Bộ luật Hồng Đức.
d. Vẽ bản đồ đất nước và cho soạn Bộ luật Hồng Đức.
Câu 2: Ranh giới phân tranh giữa hai dòng họ Trịnh- Nguyễn là:
a. Sông bến Hải
b. Sông Gianh
c. Sông Nhật Lệ
d. Sông Bạch Đằng
Câu 3: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc (Thăng Long) để làm gì?
a. Lên ngôi Hoàng đế
b. Tiêu diệt chúa Trịnh
c. Thống nhất đất nước
d. Đại phá quân Thanh
Câu 4: Quang Trung đã đề ra chính sách gì về văn hóa giáo dục?
................................................................................................
Câu 5: Nhà Nguyễn thành lập năm nào?
................................................................................................
Câu 6: Đồng bằng Bắc Bộ do các sông nào bồi đắp nên?
a. Sông Hồng và sông Thái Bình
b. Sông Mê Công và sông Đồng Nai
c. Sông Thái Bình và sông Đồng Nai
d. Sông Mê Công và sông Thái Bình
Câu 7: Đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ là:
a. Đồng bằng lớn thứ hai nước ta với hệ thống đê ngăn lũ.
b. Đồng bằng lớn nhất nước ta, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
c. Đồng bằng có nhiều đầm phá.
d. Đồng bằng có nhiều cồn cát.
Câu 8: Hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước? ..
...................................................................................................................
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1: Đáp án D
Câu 2: Đáp án B
Câu 3: Đáp án B
Câu 4: Quang Trung đã đề ra chính sách về văn hóa giáo dục là: Ông ban hành "chiếu lập học" coi "xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu", lấy chữ Nôm là chữ quốc gia dùng trong thi cử và thảo các các sắc lệnh của nhà nước.
Câu 5: Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn năm 1802 lấy hiệu là Gia Long đóng đô ở Phú Xuyên (Huế).
Câu 6: Đáp án A
Câu 7: Đáp án B
Câu 8: Những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta là:
- Có đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm, diện tích rộng lớn.
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, có thể làm nhiều vụ lúa mỗi năm.
- Nguồn nước sông ngòi dồi dào, thuận lợi làm thủy lợi.
- Người dân cần cù lao động.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?
a. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc
b. Để bảo vệ trật tự xã hội
c. Để bảo vệ quyền lợi của vua
Câu 2: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Trãi?
a. Bộ Lam Sơn thực lục
b. Bộ Đại Việt sử kí toàn thư
c. Dư địa chí
d. Quốc âm thi tập
Câu 3: Điền các từ ngữ: (thanh bình, khuyến nông, ruộng hoang, làng quê) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp:
Quang Trung ban bố "Chiếu ...............(1)..................", lệnh cho dân đã từng bỏ ..............(2)............. phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ............(3) ............... . Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại ............(4).............
Câu 4: Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
a. Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích hợp cho quân ta mai phục
b. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rộng có nhiều vàng bạc, thích hợp cho quân ta tập trung và dự trữ lương thực
c. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rất cao, cách xa nơi quân địch đóng quân nên quân địch không tìm đến được.
Câu 5: Ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
a. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh và người chăm.
b. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm.
c. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh.
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
a. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm
b. Người dân cần cù lao động
c. Có nhiều đất chua, đất mặn
Câu 7: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trồng để hoàn thành nội dung sau:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông................(1)..............Đây là thành phố và là trung tâm công nghiệp................(2)..............của đất nước. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố rất.............(3)............, được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và.............(4)………
Câu 8: Nối tên các thành phố ở cột A ứng với thông tin ở cột B sao cho phù hợp
Cột A | Cột B |
Thành phố Hà Nội | Là thành phố lớn nhất cả nước |
Thành phố Huê | Là thành phố trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long |
Thành phố Hồ Chí Minh | Là thành phố du lịch, được công nhận là di sản văn hóa thế giới |
Thành phố Cần Thơ | Là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế của đất nước. |
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1: Đáp án A
Câu 2: Đáp án B
Câu 3: (1) Khuyến nông (2) Làng quê
(3) Ruộng hoang (4) Thanh bình
Câu 4: Đáp án A
Câu 5: Đáp án B
Câu 6: Đáp án C
Câu 7: (1) Sài Gòn (2) Lớn nhất
(3) Phong phú (4) Xuất khẩu.
Câu 8: Nối
- Thành phố Hà Nội – là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế cả nước
- Thành phố Huế - Là thành phố du lịch, được công nhận là di sản văn hóa thế giới
- Thành phố Hồ Chí Minh – Là thành lớn nhất cả nước
- Thành phố Cần Thơ – Là thành phố trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
A. Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích hợp cho quân ta mai phục.
B. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rộng có nhiều vàng bạc, thích hợp cho quân ta tập trung và dự trữ lương thực.
C. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rất cao, cách xa nơi quân địch đóng quân nên quân địch không tìm đến được.
Câu 2: Quang Trung đã dùng kế gì để đánh bại quân Thanh?
A. Nhử địch vào trận địa mai phục của ta rồi phóng hoả, bắn tên.
B. Nhử địch vào trận địa mai phục của ta ở sông Bạch Đằng.
C. Ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài cứ 20 người khiêng một tấm tiến lên.
Câu 3: Điền các từ ngữ: (thanh bình, khuyến nông, ruộng hoang, làng quê) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp:
Quang Trung ban bố "Chiếu ............(1).....................", lệnh cho dân đã từng bỏ .............(2).............. phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ............(3)............... . Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại ...........(4).............
Câu 4: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
………………………………………………………………………………….
Câu 5: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
……………………………………………………………………………………………
Câu 6: Các dân tộc sống chủ yếu ở đồng bằng Duyên hải miền Trung là:
A. Kinh, Chăm.
B. Kinh, Khơ-me.
C. Kinh, Ê-đê
Câu 7: Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy cho biết đồng bằng Bình Phú – Khánh Hoà nay thuộc các tỉnh nào của nước ta?
A. Bình Định; Khánh Hoà.
B. Bình Định; Phú Yên; Khánh Hoà.
C. Phú Yên; Khánh Hoà
Câu 8: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước?
A. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động.
B. Có nhiều dân tộc sinh sống.
C. Nhờ các thần linh phù hộ cho được mùa.
Câu 9: Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta?
……………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1: Đáp án A
Câu 2: Đáp án C
Câu 3: (1) Khuyến nông (2) Làng quê
(3) Ruộng hoang (4) Thanh bình
Câu 4: Để khuyến khích việc học tập, nhà Lê đã:
- Lễ xứng danh (lễ đọc tên người đỗ).
- Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng).
- Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
Câu 5: Năm 1786, Nguyễn Hiệ kéo quân ra Bắc, tiến vào Thăng Long để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
Câu 6: Đáp án A
Câu 7: Đáp án B
Câu 8: Đáp án A
Câu 9: Vai trò của biển Đông đối với nước ta:
- Cung cấp nhiều tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, cát trắng, muối biển…
- Điều hòa khí hậu giúp khí hậu nước ta nóng ẩm chứ không nóng khô như các nước cùng vĩ tuyến khác.
- Có nhiều bãi biển đẹp, vũng vịnh để phát triển du lịch và xây dựng hải cảng biển…
- Cung cấp nhiều loại động thực vật biển có giá trị cao.
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược nào?
a. Minh b. Tống.
c. Mông – Nguyên. d. Nam Hán.
Câu 2: Nội dung của “Chiếu khuyến nông” là gì?
a. Chia ruộng đất cho nông dân.
b. Chia thóc cho nông dân.
c. Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng.
d. Lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
Câu 3: Người chỉ huy đánh tan quân Thanh( năm 1789) là ai?
a. Lý Thường Kiệt. b. Trần Hưng Đạo.
c. Quang Trung d. Lê Lợi. .
Câu 4: Trình bày ý nghĩa của trận chiến Chi Lăng đối với lịch sử dân tộc ta?
………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Trình bày sự ra đời của nhà Nguyễn?
…………………………………………………………………………………………….
Câu 6: Đồng bằng Nam Bộ do phù sa các sông nào bồi đắp?
A. Sông Hồng và sông Thái Bình.
B. Sông Cả và Sông Mã.
C. Sông Mê Công và sông Đồng Nai.
Câu 7: Vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ và hẹp?
A. Vì các dãy núi lan sát ra biển.
B. Vì biển lấn chiếm đất liền.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 8: Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là:
A. Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
B. Kinh, Khơ-me, Tày, Nùng.
C. Kinh, Ba Na, Ê-đê.
Câu 9: Nghề chính của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung là:
A. Khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp.
B. Nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
C. Nghề nông, buôn bán, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp.
Câu 10: Hãy trình bày một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh?
……………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1: Đáp án A
Câu 2: Đáp án D
Câu 3: Đáp án C
Câu 4: Ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng:
- Xóa bỏ 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh
- Mở ra những trang lịch sử dựng nước và giữ nước mới cho dân tộc
Câu 5: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh:
Sau khu vua Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn năm 1802 lấy hiệu là Gia Long đóng đô ở Phú Xuyên (Huế).
Câu 6: Đáp án C
Câu 7: Đáp án A
Câu 8: Đáp án A
Câu 9: Đáp án B
Câu 10: Một số đặc điểm của thành phố Hồ Chí Minh:
- Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn.
- Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước.
- Là thành phố có nền kinh tế phát triển nhất của nước ta
Xem thêm bài viết khác
- Bài 18: Trường học thời Hậu Lê sgk Lịch sử 4 Trang 49
- Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
- Bài 20: Ôn tập sgk Lịch sử 4 Trang 53
- Bài 2: Nước Âu Lạc sgk Lịch sử 4 Trang 15
- Em hãy kể lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng?
- Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào Lịch sử lớp 4
- Bài 6: Ôn tập sgk Lịch sử 4 Trang 24
- Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938) sgk Lịch sử 4
- Tại sao quân ta lại chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
- Những sự việc nào trong bài thể hiện quyền tối cao của nhà vua ?
- Vì sao dưới thời Lý, nhiều chùa được xây dựng?