Soạn giản lược bài chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 8 chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Phần luyện tập

Câu 1:

Mở đầu chiếu dời đô, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô.Sự viện dẫn trên nhằm mục đích: chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lý Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật. Bởi bài học dời đô của nhà Thương và nhà Chu đã cho thấy sau này đất nước phát triển phồn thịnh.

Câu 2:

Lí do dời đô mà Lí Công Uẩn đưa ra là do Hoa Lư là vùng có địa thế hiểm trở, khi tiềm lực phát triển chưa đủ mạnh thì nó hợp với chiến lược phòng thủ chống quân xâm lăng. Việc dời đô sẽ giúp mở rộng phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước

Câu 3:

  • Vị thế thành Đại La thuận lợi về nhiều mặt. Cụ thể về mặt địa lí: “Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi“, bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế “nhìn sông dựa núi” vững vàng, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng“. Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi“.=> Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu, trở thành đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.

Câu 4:

Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình là bởi:

  • Trình tự lập luận sắc bén:
    • Nêu sử sách bên Trung Quốc làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ.
    • Soi tiền đề vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước, cần thiết phải dời đô.
    • Đi tới kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm Kinh Đô.
  • Đây là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi. Ví như "Trẫm rất đau xót về việc đó", đặc biệt là hai câu cuối bài chiếu tại tính chất đối thoại và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân, ai ai cũng xúc động.

Câu 5:

Việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt bởi đến thời nhà Lí, Lí Công Uẩn dời đô ra vùng đồng bằng chứng tỏ nhà Lí đã có đủ thực lực để xây dựng đất nước, phát triển kinh thế, có thể trấn an dân chúng, chống lại giặc ngoại xâm


Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
  • 2 lượt xem