Soạn giản lược bài hịch tướng sĩ

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 8 hịch tướng sĩ giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Bố cục:

  • Phần 1 ( từ đầu … còn lưu tiếng tốt): Nguyên lý đạo đức hay chính trị làm cơ sở tư tưởng.
  • Phần 2 ( tiếp…ta cũng vui lòng): Nêu thực trạng đất nước đang bị giặc ngoại xâm.
  • Phần 3 (Các người ở cùng ta…không muốn vui vẻ phỏng có được không?): Nêu giải pháp .
  • Phần 4 (còn lại) Lời hiệu dụ, kêu gọi tướng sĩ.

Câu 2:

  • Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như sau:
    • Những hành động tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói, ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.
    • Những hình ảnh ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương.
  • Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được: lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Câu 3:

Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn trước hết thể hiện ở:

  • Hành động: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Đó là những hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần: từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa.
  • Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Những câu văn biền ngẫu và những động từ mạnh liên tiếp được sử dụng chỉ trong một đoạn văn ngắn "chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù".
  • Quyết tâm của mình bằng câu văn: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Câu nói giống như một lời thề đầy sức mạnh của người chủ tướng. Cũng vì thế mà khơi dậy được ý chí chiến đấu của binh sĩ dưới trướng của mình.

Câu 4:

Trần Quốc Tuấn phê phán hành động sai trái của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý để thức tỉnh ý thức tự tôn dân tộc, qua đó vạch ra hướng đi đúng đắn, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù là mục đích cốt yếu.

Câu 5:

Giọng văn linh hoạt:

  • Lúc của chủ tướng nói với tướng sĩ, binh lính.
  • Lúc là người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng khi nước bị giặc xâm lược.
  • Lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo.

=> Dù Trần Quốc Tuấn có sử dụng giọng ân cần khuyên răn hay giọng nghiêm nghị trách giận thì tất cả đều nhằm gợi lên ý thức, trách nhiệm của tướng sĩ với non sông, xã tắc., kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực.

Câu 6:

Đặc sắc nghệ thuật:

  • Giọng văn biến đổi linh hoạt, đa dạng
  • Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén với hệ thống luận điểm, dẫn chứng rõ ràng, đầy thuyết phục
  • Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả phân tích được rõ thiệt hơn, tình hình thực tế và trong tương lai của những con người ấy.
  • Biện pháp tu từ linh hoạt
  • Sử dụng những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng lại vô cùng giàu sức gợi.

Câu 7:

Cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ bằng cách khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, cụ thể hướng nhắm tới ở đây là khích lệ tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm:

  • Khích lệ lòng căm thù giặc giặc, mối hận của kẻ bị cướp nước
  • Khích lệ tinh thần ái nước, tình cảm của những người cùng cảnh ngộ.
  • Khích lệ tinh thần lập công và ý chí xả thân vì nước của binh lính.
  • Khích lệ tinh thần cá nhân trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc.

Phần luyện tập

Câu 1:

Tham khảo phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch: Tại đây

Câu 2:

Tham khảo bài viết chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao: Tại đây


Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Hịch tướng sĩ
  • 2 lượt xem