Soạn giản lược bài nước Đại Việt ta

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 8 nước Đại Việt ta giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soan

Câu 1:

Chân lí được khẳng định trong bài là:

  • Sự tồn tại độc lập về lãnh thổ, chủ quyền.
  • Có phong tục, tập quán.
  • Có nền văn hiến lâu đời.
  • Có lịch sử độc lập với nhiều triều đại.

=>Khẳng định sự tồn tại độc lập của quốc gia bằng lòng tự tôn, niềm tự hào dân tộc.'

Câu 2:

  • Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu nước, thương dân, đem lại cuộc dống bình yên cho nhân dân.
  • Người dân mà tác giả nói đến là những người dân đen, người dân lao động chân lấm tay bùn những người thuộc tầng lớp cuối cùng của xã hội
  • Kẻ bạo ngược mà tác giả nhắc tới là những kẻ áp bức bóc lột nhân dân, là kẻ thù xâm lược. Đó là kẻ mạnh, là tầng lớp thống trị và những kẻ thù lăm le muốn xâm chiếm nước ta

Câu 3:

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:

  • Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu
  • Phong tục tập quán
  • Lịch sử hình thành và phát triển riêng
  • Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam. Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì

  • Hai bài thơ giống nhau ở chỗ, đều khẳng định chủ quyền lãnh thổ riêng của dân tộc, ngang hàng với các nước lớn, với các vua Trung Quốc lúc bấy giờ.
  • Nhưng ở bài Nước Đại Việt ta, tác giả còn phát triển ý thức dân tộc hơn so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt ở các yêu tố văn hiến, phong tục, lịch sử các triều đại.

=> Sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi cho ta thấy được sự tự ý thức cao độ về chủ quyền của dân tộc so với các nước khác. Đồng thời cũng thể hiện được niềm tự hào, tự tôn dân tộc và lòng yêu nước của chính tác giả - một con dân Đại Việt.

Câu 4:

Đặc sắc nghệ thuật:

  • Cách sử dụng từ ngữ: khẳng định được sự tồn tại lâu đời, hiển nhiên về nhiều phương diện.
  • Thể cáo được viết bằng lối văn biền ngẫu, có đối, các câu dài ngắn không bị gò bó, các cặp có ai vế đối nhau.
  • Lời lẽ có tính hùng biện, lập luận đanh thép, lí luận sắc bén.
  • Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

Câu 5:

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Thật vậy, sức thuyết phục của Nguyễn Trãi thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa của mình phải trừng phạt kẻ xâm lược, hung tàn đổ mang lại độc lập cho đất nước, thái bình cho muôn dân. Những chân lí và những khẳng định về chủ quyền về tự do được Nguyễn Trã khẳng định đanh thép, hùng hồn trong từng câu chữ. Nước Đại Việt ta là một đất nước có chủ quyền lãnh thổ, có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng ngang hàng với các triều đại Trung Quốc. Chính vì thế kẻ thù có ý định xâm lược nước ta tất yếu sẽ thất bại.

Câu 6:


Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Nước Đại Việt ta
  • 2 lượt xem