Soạn văn 7 tập 2 bài Sống chết mặc bay

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 7 tập 2, soạn bài Sống chết mặc bay trang 74 sgk ngữ văn 7 tập 2, để học tốt văn 7. Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo bằng việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1.Tác giả:

  • Phạm Duy Tốn (1883-1924)
  • Quê quán: làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây
  • Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.
  • Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ. Trong Sống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt.

2. Tác phẩm:

  • Sống chết mặc bay được xếp vào thể loại truyện ngắn. Ở Việt Nam, khoảng đầu thế kỉ XX, khái niệm này còn khá mới mẻ. Thời trung đại cũng đã có truyện hoặc các tác phẩm có tính chất tự sự nhưng không có tác phẩm nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại này.
  • Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, đặc trưng cơ bản nhất của nó là ngắn. Truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Các chi tiết "thừa" (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện), các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất. Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được "nén" chặt lại nhằm mục đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người.

3. Tóm tắt tác phẩm:

Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn".

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 81 sgk ngữ văn 7 tập 2

Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 81 sgk ngữ văn 7 tập 2

Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

Dựa vào định nghĩa trên em hãy:

a. Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

b. Phân tích làm rõ từng mặt tương phản đó.

c. Chỉ ra hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc hoạ như thê nào?

d. Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng lên cảnh tương phán này.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 82 sgk ngữ văn 7 tập 2

Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.

Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a. Sự tăng cấp trong việc mmieeu tả mức độ của trời mưa, của đôh nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân là thế nào?

b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ dam mê bài bạc của quan phủ như thế nào?

c. Hãy nhận xét về tác dụng của việc kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “ lòng lang dạ thú” của tên quan phú trước sinh mạng của người dân.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 82 sgk ngữ văn 7 tập 2

Hãy pháp biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ, hình tượng,...) của truyện Sống chết mặc bay.

=> Xem hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trang 83 sgk ngữ văn 7 tập 2

Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là gì? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách đánh dấu theo bảng thống kê sau đây:

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2*: Trang 83 sgk ngữ văn 7 tập 2

Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật quan phụ mẫu trong truyện ngắn Sống chết mặc bay

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về tình cảnh người nông dân trong truyện ngắn Sống chết mặc bay

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Nội dung và nghệ thuật của truyện Sống chết mặc bay

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Đóng vai viên quan phụ mẫu, kể lại văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn

=> Xem hướng dẫn giải

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Sống chết mặc bay"

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sống chết mặc bay


  • 83 lượt xem
Chủ đề liên quan