Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì II (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cảnh quan chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta là

  • A, Cảnh quan đồi núi
  • B. Cảnh quan đồng bằng
  • C. Cảnh quan bờ biển
  • D. Cảnh quan trung du

Câu 2: Cảnh quan chiếm ưu thế của Việt Nam là:

  • A. Cảnh quan vùng đồi núi.
  • B. Cảnh quan vùng đồng bằng
  • C. Cảnh quan vùng ven biển của sông
  • D. Cảnh quan vùng đảo và ven đảo.

Câu 3: Cảnh quan vùng đồi núi nước ta thay đổi nhanh chóng theo quy luật:

  • A. Quy luật địa đới
  • B. Quy luật đai cao
  • C. Quy luật địa ô
  • D. Cảnh quan vùng núi ít thay đổi.

Câu 4: Cảnh quan vùng đồi núi nước ta thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao thể hiện rõ rệt nhất ở vùng

  • A. Đông Bắc
  • B. Tây Bắc
  • C. Trường Sơn Bắc
  • D. Trường Sơn Nam

Câu 5: Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng thể hiện trong thành phần thổn nhưỡng:

  • A. Tầng đất dày, đất màu mỡ, độ phì cao.
  • B. Quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu của nước ta.
  • C. Nước ta có ba nhóm đất chính, trong các nhóm đất lại chia thành các loại đất khác nhau.
  • D. Diện tích đất trống đồi núi trọc, đất bị xói mòn mạnh ngày càng tăng.

Câu 6: Việt Nam là một nước nhiệt đới được thể hiện tập trung nhất ở thành phần tự nhiên nào nhất:

  • A. Địa hình
  • B. Khí hậu
  • C. Sông ngòi
  • D. Sinh vật

Câu 7: Vào mùa nào trong cả nước tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất

  • A. Mùa xuân
  • B. Mùa hạ
  • C. Mùa thu
  • D. Mùa đông

Câu 8: Việt Nam là một nước nhiệt đới được thể hiện ở thành phần sinh vật như thế nào:

  • A. Sinh vật nước ta chủ yếu là các loài sinh vật của vùng nhiệt đới và cận xích đạo.
  • B. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật.
  • C. Sinh vật phong phú và đa dạng.
  • D. Ngoài các loài nhiệt đới còn có các loài sinh vật có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

Câu 9: Một số cây như hồi, pơ-mu, cánh kiến... của nước ta thuộc về nhóm

  • A. Cây cho tinh dầu, nhựa
  • B. Cây cho gỗ rắn chắc, bền đẹp
  • C. Cây thuốc
  • D. Cây thực phẩm

Câu 10: Theo giá trị sử dụng nhóm cây thuốc là:

  • A. Đinh, lim, sến, táu,…
  • B. Hồi, dầu,mang tang, sơn, thông,….
  • C. Tam thất, nhân trần, xuyên khung, quế, hồi,...
  • D. Song, mây, tre, trúc,nứa, giang,…

Câu 11: Nguồn tài nguyên nước ta phong phú, đa dạng và có khả năng:

  • A. Phục hồi và phát triển.
  • B. Giảm sút và không thể phục hồi.
  • C. Tái tạo nhưng ít có giá trị về kinh tế.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 12: Nhóm cây nào làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp?

  • A. Nhân trần, ngải cứu, tam thất.
  • B. Mây, trúc, giang,
  • C. Vạn tuế, phong lan.
  • D. Tràm, hạt dẻ.

Câu 13: Nhóm cây nào sau đây không phải là nhóm cây cho tinh dầu, nhựa?

  • A. Lát hoa, cẩm lai.
  • B. Măng, mộc nhĩ.
  • C. Song, tre, nứa.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 14: Nhóm cây cho tinh dầu nhựa là:

  • A. Xuyên khung, ngũ gia bì.
  • B. Giang, trúc,
  • C. Hồi, sơn, quế.
  • D. Nhân trần, vạn tuế.

Câu 15: Theo giá trị sử dụng cây cẩm lai sử dụng để:

  • A. Nhóm cây thuốc.
  • B. Nhóm cây thực phẩm.
  • C. Nhóm cây cảnh và hoa
  • D. Nhóm cây lấy gỗ.

Câu 16: Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay:

  • A. Rừng nguyên sinh còn rất ít, phổ biến là rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảm cỏ khô cằn.
  • B. Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp.
  • C. Chất lượng rừng bị suy giảm.
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 17: Hai thành phố trực thuộc trung ương ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

  • A. Hải Phòng, Nam Định
  • B. Hà Nội, Nam Định
  • C. Hà Nội, Hải Phòng
  • D. Hải Phòng, Quảng Ninh

Câu 18: Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng nhân dân ở đây đã có những biện pháp gì?

  • A. Đắp đê dọc hai bên bờ sông. Phân lũ vào các nhánh sông, vùng trũng chuẩn bị trước
  • B. Xây hồ chứa nước ở thượng lưu sông
  • C. Trồng rừng đầu nguồn, nạo vét lòng sông
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 19: Ý nào không đúng với đặc điểm miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền:

  • A. Tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam.
  • B. Gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ,
  • C. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc lạnh và khô.
  • D.Sông ngòi chủ yếu ngắn, nhỏ, dốc

Câu 20: Tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng là:

  • A. Than đá, dầu mỏ, bôxit, đá vôi,…
  • B. Than đá, apatit, thiếc, đá vôi, sắt,…
  • C. Dầu mỏ, bôxit, voforam, titan…
  • D. Dầu mỏ, thiếc, sắt, bôxit,…

Câu 21: Than đá phân bố chủ yếu phân bố:

  • A. Quảng Ninh, Thái Nguyên
  • B. Quảng Ninh, Lào Cai
  • C. Thái Nguyên, Lào Cai
  • D. Cao Bằng, Thái Nguyên

Câu 22: Các hệ thống sông chính ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

  • A. Sông Thương, sông Lục Nam.
  • B. Sông Hồng, sông Thái Bình,
  • C. Sông Lô, sông Gâm.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 23: Cảnh quan tự nhiên nào sau đây không nằm trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

  • A. Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể.
  • B. Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Bạch Mã.
  • C. Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo.
  • D. Bãi tắm Trà Cổ, núi Mẫu Sơn.

Câu 24: Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì?

  • A. Đắp đê, xây dựng hồ chứa nước.
  • B. Trồng rừng, nạo vét lòng sông,
  • C. Xây dựng công trình thủy điện.
  • D. Đắp đê, xây dựng hồ chứa nước và trồng rừng, nạo vét lòng sông.

Câu 25: Hai tỉnh ở Tây Bắc nước ta có chung biên giới với Lào là

  • A. Lai Châu, Lào Cai
  • B. Thanh Hóa, Nghệ An
  • C. Hà Giang, Cao Bằng
  • D. Điện Biên, Sơn La

Câu 26: Đỉnh núi Phan Xi Păng – cao nhất nước ta nằm ở trên dãy núi nào của vùng Tây Bắc

  • A. Pu Đen Đinh
  • B. Pu Sam Sao
  • C. Hoàng Liên Sơn
  • D. Tây Côn Lĩnh

Câu 27: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa hai miền địa lí tự nhiên phía Bắc và phía Nam kéo dài trên bao nhiêu vĩ tuyến?

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 8

Câu 28: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ giới hạn từ:

  • A. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.
  • B. Miền thuộc hữu ngạn sông Đà đến Thừa Thiên - Huế.
  • C. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
  • D. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã

Câu 29: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tài nguyên phong phú, nổi lên hàng đầu là:

  • A. Tài nguyên khoáng sản.
  • B. Tài nguyên rừng.
  • C. Tiềm năng thủy điện lớn trên sông Đà.
  • D. Tài nguyên du lịch.

Câu 30: Địa hình của miền có đặc điểm:

  • A. Vùng đồi núi thấp với nhiều cánh cung
  • B. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước
  • C. Là vùng có các cao nguyên badan.
  • D. Địa hình với đồng bằng rộng lớn và màu mỡ

Câu 31: Hướng địa hình của vùng chủ yếu:

  • A. Tây bắc-đông nam
  • B. Tây-đông
  • C. Bắc-nam
  • D. Cánh cung

Câu 32: Địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm:

  • A. Miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu.
  • B. Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc –đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi.
  • C. Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi.
  • D. Cả 3 đặc điểm trên.

Câu 33: Đà Lạt là nơi nghỉ dưỡng có khí hậu mát mẻ của miền Nam Trung Bộ do nằm trên cao nguyên

  • A. Plây cu
  • B. Lâm Viên
  • C. Đắk Lắk
  • D. Kon Tum

Câu 34: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm toàn thể lãnh thổ phía Nam nước ta chiếm bao nhiêu diện tích cả nước?

  • A. 1/2
  • B. 2/3
  • C. 3/4
  • D. Tất cả đều sai

Câu 35: Giới hạn của của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

  • A. Từ dãy Bạch Mã trở vào nam.
  • B. Từ dãy Bạch Mã trở ra bắc.
  • C. Từ dãy Hoành Sơn trở vào nam.
  • D. Từ dãy Hoành Sơn trở

Câu 36: Đặc điểm chung khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

  • A. Tính chất á nhiệt đới thể hiện rõ nét.
  • B. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước
  • C. Một nền nhiệt nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.
  • D. Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

Câu 37: Mùa mưa của Duyên hải Nam Trung Bộ vào:

  • A. Mùa hạ
  • B. Mùa hạ-thu
  • C. Mùa thu
  • D. Mùa thu- đông

Câu 38: Mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài:

  • A. 5 tháng
  • B. 6 tháng
  • C. 7 tháng
  • D. 8 tháng

Câu 39: Đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn:

  • A. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước, núi non trùng điệp, thung lũng sâu.
  • B. Địa hình chủ yếu là các đồi núi thấp với các cánh cung lớn.
  • C. Vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ, nổi bật là các cao nguyên badan.
  • D. Vùng núi thấp hai sườn không đối xứng.

Câu 40: Đồng bằng Nam Bộ được hình thành do hệ sống nào bồi đắp:

  • A. Hệ thống Sông Hồng và sông Mê Công.
  • B. Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công.
  • C. Hệ thống sông Mã và hệ thống sông Mê Công.
  • D. Hệ thống sông Cả và hệ thống sông Mê Công.
Xem đáp án
  • 30 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021