Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì I (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các nước có sản lượng lúa nhiều nhất, nhì thế giới là:

  • A. Thái Lan Việt Nam
  • B. Trung Quốc, Thái Lan
  • C. Ấn Độ, Việt Nam
  • D. Trung Quốc, Ấn Độ

Câu 2: Hiện nay, quốc gia có số lượng gạo xuất khẩu dứng hàng thứ nhất và thứ nhì thế giới là :

  • A. Thái Lan, Việt Nam
  • B. Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a
  • C. Ấn Độ, Băng-la-đét
  • D. Trung Quốc, Ấn Độ

Câu 3: Ngày nay, hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch...) được các nước coi trọng. Quốc gia có ngành dịch vụ phát triển cao là :

  • A. Nhật Bản
  • B. Xin-ga-po
  • C. Hàn Quốc
  • D. Cả 3 quốc gia trên

Câu 4: Các nước khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có các loại cây trồng chủ yếu:

  • A. Lúa mì, bông, chà là.
  • B. Lúa gạo, ngô, chà là.
  • C. Lúa gạo, ngô, chè.
  • D. Lúa gạo, lúa mì cọ dầu

Câu 5: Các nước khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa có các loại cây trồng chủ yếu:

  • A. Lúa mì, bông, chà là.
  • B. Lúa gạo, ngô, chà là.
  • C. Lúa gạo, ngô, chè.
  • D. Lúa gạo, lúa mì cọ dầu

Câu 6: Vật nuôi chủ yếu ở vùng khí hậu ẩm ướt là:

  • A. Trâu, bò, lợn, gà, vịt
  • B. Dê, bò, ngựa, cừu
  • C. Cừu, lợn, gà, vịt
  • D. Lợn, gà, dê, cừu

Câu 7: Nhận xét nào sau sau đây không đúng về đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của các nước châu Á

  • A. Sản xuất công nghiệp rất đa dạng ở các nước châu Á.
  • B. Hầu hết các nước phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
  • C. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á phát triển nhất trên thế giới.
  • D. Sản xuất công nghiệp không đều giữa các nước châu Á.

Câu 8: Quốc gia có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất châu Á:

  • A. Việt Nam
  • B. A-rập Xê-út
  • C. Nhật Bản
  • D. Trung Quốc

Câu 9: Tây Nam Á xuât khâu dâu mỏ chủ yếu đến các nước và khu vực như;

  • A. Hoa Kì, châu Đại Dương
  • B. Các nước Tây Âu
  • C. Nhật Bản, Hàn Quốc
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Dân thành phố ở một số quốc gia Tây Nam Á ngày càng đông. Tỉ lê dân thành thị cao, chiếm khoảng 80 - 90 dân số, nhất là :

  • A. A-rập Xê-út, I-rắc, I-ran.
  • B. Cô-oét, I-xra-en, Li-băng
  • C. Câu A đúng, B sai
  • D. Cả 2 câu A, B đều đúng

Câu 11: Hiện nay, các nước dầu mỏ Tây Nam Á đã tham gia tổ chức Những nước sản xuất dầu mỏ thế giới nhằm đấu tranh với các nước tư bản phát triển trong việc mua bán, định đoạt giá cả dầu mỏ. Tổ chức này có tên gọi tắt là :

  • A. ASEAN
  • B.UNDP
  • C. OPEC
  • D.UNICEF

Câu 12: Nhận xét nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á

  • A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.
  • B. Tiếp giáp với nhiều vùng biển.
  • C. Có vị trí chiến lươc về kinh tế- chính trị
  • D. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

Câu 13: Tây Nam Á là nằm ở ngã ba của 3 châu lục:

  • A. Châu Á-châu Âu- châu Phi
  • B. Châu Á-châu Âu- châu Mĩ
  • C. Châu Á-châu Phi-châu Mĩ
  • D. Châu Á-châu Âu- châu Đại Dương.

Câu 14: Địa hình chủ yếu của Tây Nam Á là

  • A. Núi và cao nguyên
  • B. Đồng bằng
  • C. Đồng bằng và bán bình nguyên
  • D. Đồi núi

Câu 15: Khí hậu chủ yếu của Tây Nam Á là

  • A. Khí hậu gió mùa
  • B. Khí hậu hải dương
  • C. Khí hậu lục địa
  • D. Khí hậu xích đạo

Câu 16: Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là

  • A. Than đá
  • B. Vàng
  • C. Kim cương
  • D. Dầu mỏ

Câu 17: Quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất ở Nam Á

  • A. Pa-kix-tan
  • B. Băng-la-đét
  • C. Ấn Độ
  • D. Nê-pan

Câu 18: Khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nào?

  • A. Nhiệt đới.
  • B. Xích đạo.
  • C. Nhiệt đới gió mùa.
  • D. Ôn đới.

Câu 19: khu vực Nam Á có mấy miền địa hình chính?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 20: Nam Á tiếp giáp với đại dương nào?

  • A. Thái Bình Dương
  • B. Ấn Độ Dương
  • C. Bắc Băng Dương
  • D. Đại Tây Dương.

Câu 21: Ở giữa của Nam Á là miền địa hình:

  • A. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a
  • B. Sơn nguyên Đê-can
  • C. Dãy Gác Đông và Gác Tây
  • D. Đồng bằng Ấn-Hằng

Câu 22: Miền địa hình phía bắc của Nam Á là miền địa hình:

  • A. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a
  • B. Sơn nguyên Đê-can
  • C. Dãy Gác Đông và Gác Tây
  • D. Đồng bằng Ấn-Hằng

Câu 23: Gió mùa mùa đông có hướng:

  • A. Tây Bắc
  • B. Đông Bắc
  • C. Tây Nam
  • D. Đông Nam

Câu 24: Gió mùa mùa hạ có hướng:

  • A. Tây Bắc
  • B. Đông Bắc
  • C. Tây Nam
  • D. Đông Nam

Câu 25: Số đô thị hơn 8 triệu dân của Ấn Độ là :

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 26: Quốc gia phát triển nhất Nam Á là

  • A. Ấn Độ
  • B. Nê-pan
  • C. Băng-la-det
  • D. Pa-kit-tan

Câu 27: Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là

  • A. Dịch vụ
  • B. Công nghiệp
  • C. Nông nghiệp
  • D. Khai thác dầu mỏ

Câu 28: Dựa vào bảng 11.1, cho biết khu vực nào đông dân thứ hai ở châu Á?

  • A. Trung Á.
  • B. Nam Á.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Tây Nam Á.

Câu 29: Quan sát hình 11.1, các đô thị nào có số dân trên 8 triệu?

  • A. Ca-ra-si, Mum-bai.
  • B. Niu Đê-li, Côn-ca-ta.
  • C. Tất cả đều sai.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 30: Nam Á là khu vực đông dân thứ mấy của châu Á

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 31: Trước đây các nước Nam Á bị đế quốc nào xâm chiếm

  • A. Đế quốc Pháp
  • B. Đế quốc Mĩ
  • C. Đế quốc Anh
  • D. Đế quốc Tây Ban Nha

Câu 32: Năm bao nhiêu, các nước Nam Á giành được độc lập và tiến ahnhf xây dựng nền kinh tế tự chủ.

  • A. 1945
  • B. 1946
  • C. 1947
  • D. 1948

Câu 33: Ngọn núi Phú Sĩ là biểu tượng của quốc gia nào ở Đông Á?

  • A. Trung Quốc
  • B. Nhật Bản
  • C. Hàn Quốc
  • D. Nhật Bản

Câu 34: Khu vực Đông Á có mấy nước?

  • A. 3 nước.
  • B. 4 nước.
  • C. 4 nước và Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.
  • D. 5 nước.

Câu 35: Các biển nào sau đây thuộc khu vực Đông Á?

  • A. Biển Nhật Bản.
  • B. Biển Hoàng Hải.
  • C. Biển Hoa Đông.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 36: Dựa vào bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á, cho biết đồng bằng Hoa Trung của Trung Quốc được hình thành do sự bồi tụ phù sa của con sông nào?

  • A. Tây Giang
  • B. Hắc Long Giang
  • C. Hoàng Hà
  • D. Trường Giang

Câu 37: Đông Á gồm mấy bộ phận:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 38: Đông Á tiếp giáp với đại dương nào

  • A. Bắc Băng Dương
  • B. Ấn Độ Dương
  • C. Thái Bình Dương
  • D. Đại Tây Dương

Câu 39: Hệ thống núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở đâu phần đất liền của Đông Á

  • A. Phía tây Trung Quốc
  • B. Phía đông Trung Quốc
  • C. Bán đảo Triều Tiên
  • D. Toàn bộ lãnh thổ phần đất liền

Câu 40: Hệ thống sông lớn của Đông Á có lũ vào mùa nào

  • A. Thu đông
  • B. đông xuân
  • C. cuối xuân đầu hạ
  • D. cuối hạ, đầu thu
Xem đáp án
  • 32 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021