Trắc nghiệm địa lí 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các con sông lớn ở Bắc Á và Đông Á thường bắt nguồn từ

  • A. vùng núi Tây Nam Á.
  • B. Vùng núi Bắc Á.
  • C. vùng núi trung tâm Châu Á.
  • D. Vùng núi Đông Nam Á.

Câu 2: Cho biết các sông nào sau đây không thuộc khu vực Bắc Á?

  • A. Sông Ê-ni-xây, sông Lê-na
  • B. Sông Mê Công, sông Hoàng Hà.
  • C. Sông Ô-bi.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 3: Con sông nào chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng?

  • A. Sông Hằng.
  • B. Sông Trường Giang,
  • C. Sông Mê Công.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 4: Vùng có hệ thống sông ngòi thưa và kém phát triển là

  • A. Bắc Á
  • B. Đông Á
  • C. Đông Nam Á và Nam Á.
  • D. Tây Nam Á và Trung Á

Câu 5: Các sông ở Bắc Á có đặc điểm:

  • A. Mạng lưới sông dày đặc.
  • B. Chảy theo hướng từ nam lên bắc.
  • C. Sông đóng băng vào mùa đông.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi thường có lũ băng lớn vào mùa nào?

  • A. Mùa xuân.
  • B. Mùa hạ.
  • C. Mùa thu.
  • D. Mùa đông.

Câu 7: Giá trị kinh tế các sông của Bắc Á chủ yếu là:

  • A. Cung cấp nước cho sản xuất.
  • B. Nuôi trồng thủy sản.
  • C. Giao thông và thủy điện.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 8: Mùa cạn của sông ngòi Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á vào:

  • A. Mùa xuân
  • B. Mùa hạ
  • C. Mùa thu
  • D. Mùa đông

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi Bắc Á ?

  • A. Mạng lưới thưa thớt.
  • B. Sông chảy từ Nam lên Bắc.
  • C. Mùa đông, các sông bị đóng băng.
  • D. Mùa xuân gây lũ lụt.

Câu 10: Sông ngòi ở Đông Nam Á có đặc điểm

  • A. mạng lưới thưa thớt.
  • B. Nguồn cung cấp nước là do băng tan.
  • C. không có nhiều sông lớn.
  • D. Mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn.

Câu 11: Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào

  • A. Mùa xuân
  • B. Mùa hạ
  • C. Mùa thu
  • D. Mùa đông

Câu 12: Tại sao vào mùa xuân, các sông ở vùng Bắc Á có lượng nước rất lớn ?

  • A. Do nước mưa.
  • B. Do băng tuyết tan.
  • C. Do nguồn nước ngầm dồi dào.
  • D. Do nguồn nước ở các hồ cung cấp.

Câu 13: Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở khu vực:

  • A. Đông Á.
  • B. Đông Nam Á.
  • C. Tây Xi-bia.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 14: Ở châu Á, cảnh quan tự nhiên nào không bị con người khai thác để làm nông nghiệp, xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp?

  • A. Thảo nguyên.
  • B. Rừng lá kim.
  • C. Xavan.
  • D. Rừng và cây bụi lá cứng.

Câu 15: Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở:

  • A. Đông Nam Á và Nam Á
  • B. Nam Á và Đông Á
  • C. Đông Á và Đông Nam Á.
  • D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á

Câu 16: Đới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là

  • A. Rừng lá kim.
  • B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
  • C. Hoang mạc và bán hoang mạc.
  • D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 17: Những trở ngại chính trong việc giao lưu giữa các vùng ở châu Á là do:

  • A. Địa hình núi cao hiểm trở.
  • B. Hoang mạc rộng lớn.
  • C. Khí hậu giá lạnh khắc nghiệt.
  • D. Tất cả đều đúng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á Địa lí trang 10


  • 53 lượt xem