Văn mẫu 10: Tổng hợp những bài viết số 6 hay nhất (3 đề)

  • 1 Đánh giá

Tech12h.com xin giới thiệu đến bạn đọc những bài văn mẫu về bài viết số 6 hay nhất ngữ văn 10. Theo đó, bài viết số 6 ngữ văn 10 gồm có 3 đề, mỗi đề KhoaHoc gửi đến bạn đọc một số bài văn mẫu hay nhất và mới nhất để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.


Nội dung bài gồm:

Back to top

Đề 1: Thuyết minh một tác phẩm văn học

Bài làm

“Khi Nguyên Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn...”

Những câu thơ được trích trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? của Tố Hữu. Những câu thơ ấy là lời khẳng định về giá trị trường tồn của Truyện Kiều trong nền văn học nước nhà. Bởi lẽ, truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn...(Phạm Quỳnh)

Truyện Kiều có tên là Đoạn trường tân thanh (Đoạn: đứt, trường: ruột, tân: mới, thanh: âm thanh, tiếng kêu). Ta có thể hiểu nhan đề ấy có nghĩa là “tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột”. Nhan đề Đoạn trường tân thanh được Nguyễn Du lấy gốc từ hai điển cố ở Trung Quốc. Một là từ câu chuyện của người đàn ông họ Trường ở Phúc Kiến, vào rừng bắt vượn con đánh để chúng kêu khóc vì muốn bắt vượn mẹ. Vượn mẹ không làm gì được, đứng trên cao nhìn, rú lên một tiếng rồi chết. Ông lão mang về nhà mổ bụng vượn mẹ thì thấy ruột đứt ra từng khúc. Câu chuyện ấy ca ngợi tình mẫu tử thiên liêng và nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến con mình bị hành hạ, đánh đập. Và một là câu chuyện về nàng cung nữ Mạnh Tài Nhân của vua Đường Vũ Tông, trước khi vua băng hà, nàng đã múa một điệu cuối cùng rồi chết đứng. Khám tử thi thì thấy ruột nàng đứt ra từng đoạn. Câu chuyện đã nhắc tới nỗi đau đứt ruột của đôi lứa khi vợ chồng phải xa lìa nhau. Đó là tiếng kêu về nỗi đau đứt ruột từ xa xưa, được người đời truyền tụng. Nguyễn Du đã dựa vào 2 câu chuyện trên để đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh. Ngày nay chúng ta gọi là Truyện Kiều- cách gọi tên truyện theo nhân vật chính là Thúy Kiều...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 1

Back to top

Đề 2: Thuyết minh một tác giả văn học

Bài làm

Theo nhận định của các nhà sử học, dân tộc Việt Nam có tất cả ba bản Tuyên ngôn độc lập trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Đó là bài thơ Nam quốc sơn hà (năm 891), Bình Ngô đại cáo (năm 1428) và bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình. Trong đó, Bình Ngô đại cáo là bài cáo do Nguyễn Trãi soạn thảo, viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428. Không chỉ xuất sắc về sự nghiệp thơ văn, Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam.

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời về xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Cha ông là Nguyễn Phi Khanh, một nho sinh nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần.

Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười, ông ngoại qua đời. Năm hai mươi tuổi, 1400, ông đỗ Thái học sinh và cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị giặt bắt đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi cùng một người em trai đi theo chăm sóc cha. Đến biên ải, nghe lời cha khuyên, ông quay trở về, tìm cách “trả thù cho cha, rửa nhục cho nước”, nhưng rồi lại bị giặc Minh bắt giữ. Sau đó, ông thoát ra được và lặn lội nhiều nơi tìm người minh chủ để chung sức diệt giặc. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng, dâng lên “Bình Ngô sách” (Sách lược đánh quân Minh) và trở thành trợ thủ đắc lực của Bình Định Vương trong suốt mười năm chiến đấu. Ông được phong làm Tuyên phụng đại phu Hàn lâm thừa chỉ, thường cùng dự bàn mưu lược nơi màn trướng. Sau đó lại được phong Triều liệt đại phu Nhập nội Hành khiển, Lại bộ Thượng thư kiêm Hành Khu mật viện sự. Với vai trò là quân sư cho thủ lĩnh Lê Lợi, một tay ông soạn thảo những thư từ, mệnh lệnh trong quân đội – đã trở thành những áng văn chiến đấu bất hủ – góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, sau khi quét sạch quân thù giành lại độc lập, Nguyễn Trãi hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin dùng như trước. Năm 1433, Lê Thái Tổ qua đời, Lê Thái Tông lên ngôi tuổi còn non trẻ, bọn quyền thần – vốn căm ghét Nguyễn Trãi vì ông quá ngay thẳng, trung thực, thường vạch trần những sai trái của họ – đã dèm pha với vua khiến ông nhiều lần suýt mang họa vào thân. Ông buồn, xin cáo quan về ẩn dật tại Côn Sơn (khoảng những năm 1437, 1438). Năm 1440, Lê Thái Tông chấn chỉnh lại triều đình, trừ khử những thế lực bất chính và mời Nguyễn Trãi trở ra giúp việc nước, giao cho ông nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua, thực hiện hoài bão an dân thì bỗng xảy ra sự biến. Năm 1442, Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh và nhân tiện đến thăm Nguyễn Trãi (lúc đó đang ở Côn Sơn), trên đường về ghé nghỉ đêm tại Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh), bất ngờ qua đời. Bọn gian tà ở triều đình, vốn chứa thù từ lâu với Nguyễn Trãi, liền vu cho ông âm mưu giết vua, kết tội tru di ba họ...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 2

Back to top

Đề 3: Thuyết minh một tác giả, tác phẩm (Trương Hán Siêu và Phú sông Bạch Đằng, Nguyễn Du và Truyện Kiều).

Bài làm

Trương Hán Siêu là một tác gia quan trọng, một danh nhân văn hóa của đất nước. Nhắc đến sự nghiệp sáng tác của ông, không thể không nhắc đến kiệt tác văn chương Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng) - một áng thiên cổ hùng văn.

Trương Hán Siêu quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Theo chính sử, Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Trần Hưng Đạo, tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm, ông mất năm 1354. Trần Quốc Tuấn mất năm 1300, khi đó hẳn Trương Hán Siêu phải là người trưởng thành, tức hơn 18 tuổi. Lược truyện các tác gia Việt Nam viết: Trương Hán Siêu “lập được nhiều công trạng trong hai trận đánh giặc Nguyên. Từ điển văn học ghi: Trương Hán Siêu “có ít nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai và thứ ba”.

Về sự nghiệp chính trị, với nhiều công trạng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên, năm 1308 vua Trần Anh Tông thăng cho ông chức Hàn lâm Học sĩ. Đến đời vua Trần Dụ Tông, ông lại được giao nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1353, ông bị bệnh nặng khi thống lĩnh đạo quân Thần sách đi trấn đất Hóa Châu (Huế). Năm sau, ông cáo bệnh xin về nhưng chưa đến kinh đô thì qua đời. Nhà vua vô cùng thương tiếc, truy tặng ông chức Thái bảo, năm 1363 truy tặng thái phó, từ năm 1372 được thờ ở Văn Miếu quốc gia, ngang với các bậc hiền triết đời xưa.

Trương Hán Siêu là người có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, được các vua đời Trần tôn quý như bậc thầy. Thời trẻ, ông bài xích (phản đối) Phật, nhưng vua không trách, còn bổ ông làm quản tự cho một ngôi chùa lớn. Về cuối đời, ông lại là người sùng đạo Phật và những sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này. Các tác phẩm của ông hiện còn 17 bài thơ: Cúc hoa bách vịnh (Vịnh hoa cúc còn 4 bài), Hoá Châu tác (Thơ làm ở Hoá Châu), Dục Thuý sơn (Núi Dục Thuý sơn), Quá Tống đô (Qua kinh đô nhà Tống). Về văn xuôi ông có 2 bài: Khai Nghiêm tự bi ký (Văn bia chùa Khai Nghiêm) và Dục Thuý sơn linh tế tháp ký (Bài ký tháp linh tế núi Dục Thuý sơn), hai bài đều được viết bằng chữ Hán. Riêng hai quyển Hoàng triều đại điển và Hình thư soạn chung với Nguyễn Trung Ngạn, bài biểu Tạ trừ Hàn lâm viện trực học sĩ được dẫn trong Đại Việt sử ký toàn thư và Kiến văn tiểu lục hiện nay vẫn lưu lạc và chưa tìm thấy. Trương Hán Siêu cũng soạn Linh tế thập ký (bài ký tháp Linh Tế), Quang nghiêm tự bi văn (bài văn bia chùa Quang Nghiêm). Hai bài đó có đề cao Nho học và phê phán Phật giáo. Ông và Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ Hoàng triều đại điển và Hình thư đặt nền tảng cho chế độ Phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 3

Back to top


  • 1 lượt xem
Chủ đề liên quan