Soạn giản lược bài sau phút chia ly

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 7 bài sau phút chia li giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Thể thơ song thất lục bát (2 câu 7, 1 câu 6, 2 câu 8)
  • Số lượng khổ thơ không hạn định
  • Hiệp vần:
    • Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới
    • Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
    • Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2: Bốn câu thơ đầu: Cảnh chia ly của chinh phu và chinh phụ

  • Người phụ nữ đưa tiễn chồng với nỗi buồn vạn dặm
  • Sử dụng phép đối: chàng đi- thiếp về

-> Sự chia lìa trở thành hiện thực khắc nghiệt không thể níu kéo, thay đổi

  • Hình ảnh: mây biếc, núi xanh – sự chia cắt, khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người

Câu 3:

  • Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn
  • Các phép đối, lặp từ, đảo từ đều mang ý nghĩa diễn tả nỗi đau chia ly của người chinh phụ khi ngóng chồng
  • Cách điệp từ và đảo vị trí có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.

Câu 4:

  • Qua khổ thơ 4, nỗi sầu đó được tiếp tục dâng lên tới đỉnh điểm.
  • Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gợi ra cả một không gian vô tận của trời đất bao la, khiến niềm hi vọng người chinh phụ trở về chỉ còn là sự vô vọng.

Câu 5:

  • Điệp ngữ trong đoạn thơ: Tiêu Tương- Hàm Dương, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh xanh – xanh ngắt
  • Tác dụng:
    • Diễn tả khoảng cách nghìn trùng giữa hai người.
    • Tạo âm điệu trầm buồn, phù hợp với nỗi sầu ly biệt của người chinh phụ
    • Diễn tả nỗi xót xa, nỗi mong ngóng khắc khoải giữa hai người

Câu 6:

  • Cảm xúc chủ đạo của văn bản đó là nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng
  • Ngôn từ rất tinh tế và điêu luyện, đặc biệt là việc dùng biện pháp tu từ điệp ngữ tài tình
  • Giọng điệu bài thơ thể hiện nỗi buồn da diết.

Phần luyện tập

Câu 1:

  • Những từ chỉ màu xanh: mây biếc, xanh xanh, xanh ngắt
  • Sự khác nhau của màu xanh:
    • Xanh biếc: xanh lam pha xanh lục nhìn thích mắt. Màu xanh nhẹ nhàng
    • Xanh xanh: từ láy, diễn tả màu xanh nhạt hơi đậm, bao phủ trên diện rộng
    • Xanh ngắt: xanh thuần trên một vùng diện tích rộng
  • Tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở - người đi. Màu xanh của tâm trạng nhớ nhung, lo lắng, của nỗi buồn chia li không ngày hẹn gặp lại

  • 1 lượt xem