Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì I (P5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những nước nào ở châu Á sản xuất nhiều lúa gạo nhất so với thế giới?

  • A. Việt Nam
  • B. Thái Lan.
  • C. Trung Quốc, Ấn Độ.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Sản lượng lúa của Việt Nam, Thái Lan thấp hơn trung Quốc, Ấn Độ nhưng xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới vì:

  • A. Việt Nam, Thái Lan ít dân so với Trung Quốc, Ấn Độ.
  • B. Đầu tư nhiều máy móc trong sản xuất nông nghiệp,
  • C. Có trình độ thâm canh cao.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 3: Tuần lộc được nuôi nhiều ở khu vực nào:

  • A. Nam Á
  • B. Bắc Á.
  • C. Đông Á.
  • D. Tây Á.

Câu 4: Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á:

  • A. Đa dạng
  • B. Phát triển chưa đều.
  • C. Tất cả đều sai
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Dựa vào bảng 8.1, cho biết các nước nào ở châu Á sản xuất nhiều dầu mỏ?

  • A. Trung Quốc, Ấn Độ
  • B. A-rập Xê-út, Cô-oet
  • C. In-đô nê- xi-a
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Ở châu Á, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển:

  • A. Ở một số khu vực
  • B. Phát triển mạnh ở Đông Nam Á.
  • C. Ở hầu hết các nước.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 7: Quốc gia nào ở châu Á có ngành dịch vụ phát triển cao?

  • A. Nhật Bản.
  • B. Xin-ga-po.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 8: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo:

  • A. Hồi giáo
  • B. Ki-tô giáo
  • C. Phật giáo
  • D. Ấn Độ giáo

Câu 9: Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở Tây Nam Á:

  • A. Khai thác và chế biến than đá
  • B. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ
  • C. Công nghiệp điện tử-tin học
  • D. Công ngiệp nguyên tử, hàng không vũ trụ

Câu 10: Đặc điểm chính trị của khu vực Tây Nam Á:

  • A. Tình hình chính trị rất ổn định
  • B. Các nước có nền chính trị hòa bình, và hợp tác với nhau về nhiều mặt
  • C. Tình hình chính trị bất ổn, nhiều cuộc tranh chấp xảy ra.
  • D. Các nước vẫn là thuộc địa.

Câu 11: Tây Nam Á là khu vực có nền văn minh cổ đại rực rỡ:

  • A. Văn minh Ấn-Hằng.
  • B. Văn minh Lưỡng Hà-Ả-rập.
  • C. Tất cả đều đúng.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 12: Hầu hết lãnh thổ Tây Nam Á chủ yếu thuộc đới khí hậu:

  • A. Nóng và cận nhiệt
  • B. Cận nhiệt và ôn hòa
  • c. Ôn hòa và lạnh
  • D. Tất cả đều sai

Câu 13: Dựa vào hình 9.1 cho biết Tây Nam Á tiếp giáp với các biển nào?

  • A. Ả-rập, biển Đỏ.
  • B. Địa Trung Hải, biển Đen.
  • C. Biển Ca-xpi
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 14: Vị trí của khu vực Tây Nam Á có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế vì:

  • A. Nằm ở ngã ba châu lục Á, Âu, Phi
  • B. Tiếp giáp với nhiều vịnh, biển.
  • C. Tất cả đều đúng.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 15: Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chiếm bao nhiêu % lượng dầu mỏ thế giới?

  • A. 50%.
  • B. 55%
  • C. 60%
  • D. 65%

Câu 16: Quốc gia nào ở Tây Nam Á có diện tích lớn nhất và có nhiều dầu mỏ nhất?

  • A. A-rập Xê-út
  • B. I-rắc.
  • C. I-ran.
  • D. Cô-oét.

Câu 17: Kênh đào nào ở Tây Nam Á rút ngắn con đường giao thông hàng hải quốc tế giữa châu Á và châu Âu?

  • A. Kênh Pa-na-ma.
  • B. Kênh Xuy-ê.
  • C. Tất cả đều đúng.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 18: Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân há cảu khí hậu Nam Á

  • A. vĩ độ
  • B. gió mùa
  • C. địa hình
  • D. kinh độ

Câu 19: Nam Á có các kiểu cảnh quan:

  • A. rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
  • B. rừng lá kim, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
  • C. rừng cận nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
  • D. rừng rừng lá rộng, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Câu 20: Nam Á có các hệ thống sông lớn:

  • A. sông Ấn, sông Hằng, sông Mê-Công
  • B. sông Ấn, sông Hằng, sông Ơ-phrát
  • C. sông Ấn, sông Hằng, sông Trường Giang
  • D. sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

Câu 21 : Dãy Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nam Á

  • A. Đón các khối khí lạnh vào mùa đông, chắn các khối khí mùa hạ vào Nam Á.
  • B. Ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa ảnh hưởng tới Nam Á.
  • C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống, dón gó màu mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía nam.
  • D. gây là hiệu ứng gió phơn khô nóng vào mùa hạ cho Nam Á

Câu 22: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a chạy theo hướng nào?

  • A. Tây bắc - đông nam.
  • B. Tây nam đông bắc.
  • C. Tây đông.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 23: Sơn nguyên Đê-can có địa hình tương đối:

  • A. Thấp và bằng phẳng.
  • B. Cao và bằng phẳng.
  • C. Cao và nhiều núi.
  • D. Nhiều núi, gồ ghề

Câu 24: Nhịp điệu hoạt động gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến:

  • A. Nhịp điệu sản xuất.
  • B. Sinh hoạt và đời sống của người dân trong khu vực.
  • C. Tất cả đều đúng.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 25: Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu:

  • A. Ôn đới lạnh.
  • B. Nhiệt đới khô.
  • C. Nhiệt đới gió mùa ẩm.
  • D. Tất cả đều sai

Câu 26: Các sông nào sau đây thuộc hệ thống sông lớn của Nam Á?

  • A. Sông Hoàng Hà.
  • B. Sông Trường Giang.
  • C. Sông Mê Công.
  • D. Sông Ấn, sông Hằng.

Câu 27: Các cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á là:

  • A. Rừng nhiệt đới.
  • B. Xavan, hoang mạc.
  • C. Cảnh quan núi cao.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 28: Dựa vào hình 10.2, cho biết vùng có lượng mưa lớn nhất khu vực Nam Á.

  • A. Cao nguyên Đê-can.
  • B. Vùng phía Bắc.
  • C. Vùng Đông Bắc Ấn Độ.
  • D. Vùng Tây Bắc.

Câu 29: Hiện nay vấn đề cần được quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á

  • A. Thiếu nguồn lao động.
  • B. Tình hình chính trị không ổn định.
  • C. Vấn đề môi trường: ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,…
  • D. Nghèo đói, dịch bệnh.

Câu 30: Những năm 1997-1998 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ quốc gia nào?

  • A. Thái Lan
  • B. Cam-pu-chia
  • C. Việt Nam
  • D. Lào

Câu 31: Ngành kinh tế nào chiếm vị trí đang kể trong phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á

  • A. Các ngành công nghiệp hiện đại như: hàng không vũ trụ, nguyên tử,…
  • B. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
  • C. Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu
  • D. Khai thác dầu mỏ

Câu 32: Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách:

  • A. Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại như: hàng không vũ trụ, nguyên tử,…
  • B. Phát triển công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
  • C. Phát triển thiên các ngành công nghiệp nặng: Luyện kim, cơ khí,…
  • D. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phụ vụ thị trường trong nước và xuất khẩu

Câu 33: Cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch như thế nào:

  • A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
  • B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.
  • C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
  • D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP

Câu 34: Các ngành sản xuất của các nước khu vực Đông Nam Á tập trung chủ yếu tại:

  • A. Đông Nam Á hải đảo
  • B. Đông Nam Á đất liền.
  • C. Vùng đồi núi
  • D. Vùng đồng bằng và ven biển

Câu 35: Cây lương thực chủ yếu của Đông Nam Á là

  • A. Lúa mì
  • B. Lúa gạo
  • C. Ngô
  • D. Sắn

Câu 36: Cây công nghiệp được trồng chủ yếu của Đông Nam Á là

  • A. Bông
  • B. Chà là
  • C. Củ cải đường
  • D. Cà phê

Câu 37: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào

  • A. 1967
  • B. 1984
  • C. 1995
  • D. 1997

Câu 38: Mục tiêu chung của ASEAN là

  • A. Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực.
  • B. Xây dựng một công đồng hòa hợp.
  • C. Cùng nhau phát triển kinh tế -xã hội.
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 39: Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI là hợp tác của 3 quốc gia nào:

  • A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
  • B. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a
  • C. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a
  • D. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan

Câu 40: Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN biểu hiện qua:

  • A. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
  • B. Hình thành một thị trường chung
  • C. Cùng hợp tác để sản xuất ra sản phẩn
  • D. Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
Xem đáp án
  • 16 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021