Bài 6: Ôn tập sgk Lịch sử 4 Trang 24
Bài học hôm nay, chúng ta cùng đến với bài ôn tập. Thông qua bài học hôm nay, chúng ta sẽ củng cố lại kiến thức từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước của nhân dân chúng ta thông qua 5 bài học đầu tiên. Chúng ta cùng bước vào bài ôn tập ngay sau đây.
1. Em hãy kẻ băng thời gian dưới đây vào vở và ghi vào chỗ chấm (…) tên giai đoạn lịch sử mà em đã được học từ bài 1 đến bài 5?
Trả lời:
2. Em hãy kẻ trục thời gian dưới đây vào vở và ghi các sự kiện tiêu biểu đã học tương ứng với các mốc thời gian cho trước
Trả lời:
3. Em hãy kẻ lại bằng lời hoặc bằng bài viết ngắn hay bằng hình vẽ về một trong ba nội dung sau:
- Đời sống người Lạc Việt thời Văn Lang (sản xuất, ăn mặc, ở, ca hát, lễ hội).
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa?
- Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
Trả lời:
Đời sống người Lạc Việt thời Văn Lang:
- Dưới thời Văn Lang, người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Hàng ngày họ ra đồng trồng lúa, đỗ, khoai, rau quả và cả dưa hấu. Họ sinh hoạt trong ngôi nhà sàn, thức ăn chủ yếu của người Lạc Việt là xôi, bánh chưng, bánh giầy, cơm…Vào những ngày lễ, họ cùng tụ tập lại với nhau, ca hát nhảy múa với nhau và cùng nhau chơi những trò chơi như đấu vật, đua thuyền…Cuộc sống ở làng bản của họ vô cùng giản dị, vui tươi, hòa hợp với thiên nhiên.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Hoàn cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa:
- Hai Bà Trưng được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, nên hai chị em sớm có lòng căm thù giặc.
- Lúc bấy giờ, Trưng Trắc và chồng là Thi Sách liên kết các thủ lĩnh để chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định giết hại.
- Do đó, Hai Bà Trưng quyết tâm đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa:
- Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.
- Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.
- Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa:
- Sau hơn 200 năm bị phong kiến đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập.
Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:
- Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng:
- Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
- Ngô Quyền cho lợi dụng thủy triều, cho quân cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.
- Sau đó, Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.
- Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt, Hoằng Tháo bị tử trận.
- Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:
- Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy trình bày đất nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược?
- Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng sgk Lịch sử 4 Trang 44
- Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077)
- Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh sgk Lịch sử 4 Trang 53
- Em hãy nêu một tên phố, tên đường, đền thờ hoặc một địa danh nào đó nhắc ta nhớ đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Lịch sử 4
- Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ?
- Bài 29: Tổng kết sgk Lịch sử 4 Trang 69
- Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai để bảo vệ ngai vàng của mình?
- Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
- Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê sgk Lịch sử 4 trang 39