Soạn văn 12 bài Tổng kết tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trang 178 sgk

  • 1 Đánh giá

Bài Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ giúp các bạn có thể hệ thống lại kiến thức tiếng Việt về các hoạt động ngôn ngữ đã học trong chương trình. KhoaHoc, xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết bài. Mời các bạn tham khảo!

A. Kiến thức trọng tâm

1. Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động. Đó là hoạt động không thể thiếu của con người và xã hội loài người, nhờ đó, con người trưởng thành, xã hội được hình thành và phát triển.

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm hai quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện, quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện. Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời, cùng một thời điểm (hội thoại) cũng có thể ở các thời điểm và khoảng không gian cách biệt (qua văn bản viết)

2. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở hai dạng: nói và viết. Hai dạng đó có sự khác biệt về điều kiện tạo lập và lĩnh hội văn bản, về kênh giao tiếp, về cách dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản...

3. Ngữ cảnh giao tiếp là bối cảnh ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc sử dung ngôn ngữ và tạo lập văn bản, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản. Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống), hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.

4. Nhân vật giao tiếp là nhân tố quan trọng, phải óc năng lực tạo lập và lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên lượt lời. Đặc điểm của nhân vật giao tiếp: vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, vốn sống, văn hóa...

5. Các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói - những sản phẩm cụ thể của các nhân.

6. Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập đến. Nghĩa tình thái thường thể hiện thái độ, tình cmar, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.

7. Trong hoạt động giao tiếp cần chú ý giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Luyện tập

Câu 1: trang 180 sgk Ngữ Văn 12 tập hai

Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp trên. Những đặc điểm của giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết nào trong đoạn trích (chú ý lời kể chuyện của tác giả và lời của các nhân vật)?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: trang 181 sgk Ngữ Văn 12 tập hai

Các nhân vt giao tiếp có v thế xã hi, quan h thân sơ và nhng đc đim gì riêng bit? Phân tích s chi phi ca nhng điu đó đến ni dung và cách thc nói trong lưt li đu tiên ca lão Hc.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: trang 181 sgk Ngữ Văn 12 tập hai

Hãy phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết"

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: trang 181 sgk Ngữ Văn 12 tập hai

Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thười khi người đọc đọc đoạn trích (hoặc cả truyện lão Hạc) lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa nhà văn Nam Cao và người đọc. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp đó.

=> Xem hướng dẫn giải

Luyện tập

Bài tập: trang 183 sgk Ngữ Văn 12 tập hai

Đề 1: Đọc truyện sau

BA CÂU HỎI

Ngày nọ, có một người đến gặp nhà triết học Xô-cơ-rát (Hy Lạp) và nói: "Ông có muốn biết những gì tôi mới nghe được về người bạn của ông không?"

- Chờ một chút - Xô-cơ-rát trả lời - Trước khi kể về người bạn của tôi, anh nên suy nghĩ một chút và vì thế tôi muốn hỏi anh ba điều. Thứ nhất: Anh có hoàn toàn chắc chắn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không?

- Ồ, không. - Người kia nói - Thật ra tôi chỉ nghe nói về điều đó thôi và...

- Được rồi - Xô-cơ-rát nói - Bây giờ điều thứ hai: Có phải anh sắp nói những điều tốt đẹp về bạn tôi không?

- Không, mà ngược lại là...

- Thế à? - Xô-cơ-rát tiếp tục - Câu hỏi cuối cùng: Tất cả những điều anh sắp nói về bạn tôi sẽ thực sự cần thiết cho tôi chứ?

- Không, cũng không hoàn toàn như vậy.

- Vậy đấy - Xô-cơ-rát quay sang người khách và nói: "..."

(Theo Phép màu nhiệm của đời , NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)

Đề 2: Phân tích một đoạn mà anh (chị) thích nhất trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Câu hỏi

a) Tìm hiểu đề: Hai bài trên yêu cầu phải viết kiểu bài nghị luận nào? Những thao tác lập luận nào cần sử dụng trong bài viết? Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?

b) Lập dàn ý cho bài viết

c) Tập viết phần mở bài cho từng bài viết

d) Chọn một ý trong dàn ý để viết thành một đoạn văn

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tổng kết tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.

=> Xem hướng dẫn giải


  • 63 lượt xem