Soạn văn bài: Nhàn

  • 1 Đánh giá

Bài thơ:" Nhàn " như một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. KhoaHoc sẽ cùng các em tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong sách. Các bạn hãy cùng nhau tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng), từng thi đỗ trạng nguyên. Làm quan được tám năm, ông dâng sớ xin chém mười tám kẻ lộng thần nhưng không được chấp nhận. Sau đó ông xin về trí sĩ ở quê nhà, tự đặt tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân, mở trường dạy học. Tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm có tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập, tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi, tập sấm kí Trình Quốc công sấm kí,…

2. Tác phẩm:

  • Xuất xứ: Bài thơ Nhàn trích ở tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập
  • Nội dung: là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 129 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng của tác giả như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 129 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Anh / chị hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại” và “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 129 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 130 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh / chị cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trang 130 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

  • Không vất vả, cực nhọc.
  • Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.
  • Xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao.
  • Hòa hợp với tự nhiên.

Quan niệm sống đó tích cực hai tiêu cực. Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trang 119 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Cảm nhận chung của anh( chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ" Nhàn"

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tham khảo thêm

Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Nhàn"

=> Xem hướng dẫn giải

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

=> Xem hướng dẫn giải

Đề bài: Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ "Nhàn".

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Nhàn


  • 47 lượt xem