Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 1

  • 1 Đánh giá

Đề thi gồm 40 câu dưới dạng trắc nghiệm (có đáp án) giúp các bạn đánh giá năng lực môn Sinh học và chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia. Đề số 1

Câu 1: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?

A. ADN

B. tARN

C. rARN

D. mARN

Câu 2: Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là

A. Kimura

B. Đacuyn

C. Lamac

D. Menden

Câu 3. Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là:

A. Đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể.

B. Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.

C. Đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza.

D. Đều diễn ra trên cả hai mạch của gen.

Câu 4: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.
(3) Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
(4) Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?

A. AAbb.

B. AaBb

C. AABb

D. aaBB.

Câu 6: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Cho biết các cặp gen này phân ly độc lập. Số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là bao nhiêu?

A. 3

B. 1

C. 8

D. 6

Câu 7: Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà→ Cáo→ Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc ba là:

A. cáo

B. gà

C. thỏ

D. hổ

Câu 8: Xét phép lai AaBb x AABb, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tương phản và trội lặn hoàn toàn thì ở đời con có số tổ hợp giao tử là

A. 16

B. 8

C. 9

D. 4

Câu 9: Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là

A. 0,30

B. 0,40

C. 0,25

D. 0,20

Câu 10: Cho các thành tựu sau:
1. Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bất hoạt.
2. Tạo giống dâu tằm tứ bội.
3. Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp β - caroten trong hạt.
4. Tạo giống dưa hấu đa bội.
Các thành tựu được tạo ra nhờ công nghệ gen là

A. 3, 4

B. 1, 2

C. 2, 4

D. 1, 3

Câu 11: Cho các thông tin ở bảng dưới đây:

Bậc dinh dưỡng

Năng suất sinh học

Cấp 1

2,2.106 calo

Cấp 2

1,1.104 calo

Cấp 3

1,25.103 calo

Cấp 4

0,5.102 calo

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là:

A. 0,5% và4%.

B. 2% và2,5%.

C. 0,5% và0,4%.

D. 0,5% và5%.

Câu 12: Trong các thành phần dưới đây, có bao nhiêu thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi Polipeptit:

(1) Gen

(2) mARN.

(3) Axit amin.

(4) tARN.

(5) Riboxom

(6) Enzim.

(7) ADN.

(8) ARN mồi.

(9) Đoạn Okazaki

A. 6

B. 8

C.7

D. 5

Câu 13: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ

A. Làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.

B. Làm cho các loài này đều bị tiêu diệt.

C. Làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.

D. Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

Câu 14: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. Đây là dạng cách li nào?

A. Cách li cơ học.

B. Cách li thời gian.

C. Cách li tập tính.

D. Cách li sinh cảnh.

Câu 15: Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Duy trì đa dạng sinh học.

(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy.

(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.

(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ

môi trường.

(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.

A. (1), (2), (5).

B. (2), (3), (5).

C. (1), (3), (4)

D. (2), (4), (5)

Câu 16: Thực chất của liệu pháp gen là gì?
A. Tạo điều kiện cho gen lành biểu hiện
B. Loại gen bệnh ra khỏi cơ thể
C. Tạo đột biến để tìm gen lành

D. Thay thế gen bệnh bằng gen lành

Câu 17: Một quần thể thực vật, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gen là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Qua tự thụ phấn, theo lí thuyết ở thế hệ nào của quần thể thì số cá thể có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 47,5%?

A. Thế hệ F3

B. Thế hệ F2

C. Thế hệ F4

D. Thế hệ F5

Câu 18: Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể, lí do chính là:

A. Giá trị thích nghi của các alen lặn cao hơn các alen trội.
B. Alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử.
C. Alen lặn thường nằm trong tổ hợp gen thích nghi.
D. Chọn lọc tự nhiên luôn giữ lại các alen lặn có lợi cho bản thân sinh vật.

Câu 19: Một phụ nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh con trai (3) bị máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ bình thường (4) và sinh 1 bé trai (5) bị máu khó đông như bố. Biết rằng bệnh máu khó đông do gen lặn a nằm trên NST X quy định. Kiểu gen của 5 người nói trên là:

A. (1) XX, (2) XYA, (3) XYA, (4) XX, (5) XY A

B. (1) XX, (2) XYa, (3) XYa, (4) XX, (5) XYa

C. (1) X AX a, (2) X aY, (3) X aY, (4) X AX a, (5) X aY

D. (1) X a X a, (2) X AY, (3) X AY, (4) X aX a, (5) X AY

Câu 20: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là
A. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
B. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.
C. Nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
D. Mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
Câu 21: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có thành phần kiểu gen qua các thế hệ như sau:

P: 0.50AA + 0.30Aa + 0.20aa = 1

F1: 0.45AA + 0.25Aa + 0.30aa = 1

F2: 0.40AA + 0.20Aa +0.40aa = 1

F3: 0.30AA + 0.15Aa + 0.55aa = 1

F4: 0.15AA + 0.10Aa + 0.75aa = 1

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần

C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại các kiểu gen dị hợp.

D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn

Câu 22: Một phụ nữ có có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể X. Người đó
thuộc thể

A. Tam bội.

B. Đa bội lẻ.

C. Đơn bội lệch.

D. Ba.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý
A. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý xảy ra ở cả động vâth và thực vật
B. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.
C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra rất chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
D. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật từ đó tạo ra loài mới.

Câu 24: Các bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền theo quy luật nào ?
A. Di truyền ngoài nhân
B. Tương tác gen
C. Theo dòng mẹ
D. Liên kết với giới tính
Câu 25: Một đoạn mạch mã gốc của gen cấu trúc thuộc vùng mã hóa có 5 bộ ba:
5’…AAT ATG AXG GTA GXX…3’
Thứ tự các bộ ba: 1 2 3 4 5
Phân tử tARN mang bộ ba đối mã 3’GXA5’ giải mã cho bộ ba thứ mấy trên đoạn gen trên?
A. Bộ ba thứ 2
B. Bộ ba thứ 3
C. Bộ ba thứ 5
D. Bộ ba thứ 4

Câu 26: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. 42oC là giới hạn trên

B. 42oC là giới hạn dưới

C. 42oC là điểm gây chết

D. 5,6oC là điểm gây chết

Câu 27: Hãy sắp xếp trình tự đúng để làm tiêu bản tạm thời nhiễm sắc thể của tế bào châu chấu đực:
(1) Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực.
(2) Tay trái cầm phần đầu, tay phải kéo phần bụng ra (tách khỏi ngực) sẽ có 1 số nội quan trong đó có tinh hoàn bung ra.
(3) Sùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạt mỡ ra khỏi phiến kính.
(4) Đậy lá kính, dùng ngón ta ấn nhẹ lên mặt lá kính cho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST bung ra.
(5) Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất.
(6) Nhỏ vài giọt oocxêin axêtic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian 15-20 phút.

(7) Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: lúc đầu dùng bội giác nhỏ để xác định tế bào, sau đó dùng bội giác lớn hơn.
(8) Đếm số lượng và quan sát hình thái NST

A. (1) -->(2)-->(4)-->(3)-->(5)-->(6)-->(7)-->(8)

B. (1) -->(2)-->(5)-->(3)-->(6)-->(4)-->(7)-->(8)

C. (1) -->(2)-->(4)-->(5)-->(3)-->(6)-->(7)-->(8)

D. (1) -->(2)-->(3)-->(4)-->(5)-->(6)-->(7)-->(8)

Câu 28: Thực vật có hoa xuất hiện từ:
A. Kỷ than đá
B. Kỷ Tam điệp
C. Kỷ đệ tam
D. Kỷ Phấn trắng

Câu 29: Các bộ ba nào dưới đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã:
A. UGU, UAA, UAG
B. UUG, UAA, UGA
C. UAG, UGA, UAA
D. UUG, UGA, UAG

Câu 30: Thành tựu nào sau đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?
A. Lúa chuyển gen tổng hợp β caroten
B. Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người
C. Cừu chuyển gen tổng hợp protein huyết thanh của người
D. Ngô DT6 có năng suất cao, hàm lượng protein cao.

Câu 31: Hình dưới đây là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này:

A. Mắc hội chứng Claiphentơ.

B. Mắc hội chứng Đao.

C. Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

D. Mắc hội chứng Tớcnơ.

Câu 32: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp là:
A. Đột biến và giao phối ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
B. Đột biến luôn làm phát sinh các biến dị có lợi từ đó cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.
C. Yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ alen có lợi ra khỏi quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá có hướng

Câu 33: Trong tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 10. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể một ở loài này?

A. 9

B. 10

C. 5

D. 4

Câu 34: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với bố mẹ gọi là:
A. Tiến hóa
B. Thoái hóa giống
C. Siêu trội
D. Ưu thế lai

Câu 35: Dấu hiệu tin cậy nhất để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là:
A. Chúng cách li sinh sản với nhau.
B. Chúng có đặc tính sinh lý - sinh hóa khác nhau
C. Chúng không cùng môi trường
D. Chúng có hình thái khác nhau

Câu 36: Ở người, bệnh máu khó đông do alen lặn h nằm trên NST X quy định, alen H quy định máu đông bình thường. một người nam mắc bệnh máu khó đông lấy một phụ nữ bình thường nhưng có bố bị bệnh này, khả năng họ sinh ra đứa con khỏe mạnh là bao nhiêu?

A. 75%

B. 50%

C. 25%

D. 100%

Câu 37: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất?
A. Bằng chứng hóa thạch
B. Bàng hứng giải phẫu so sánh
C. Bàng chứng tế bào học.
D. bằng chứng sinh học phân tử

Câu 38: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng là:
A. Chọn lọc tự nhiên

B. Đấu tranh sinh tồn

C. Phân ly tính trạng

D. Chọn lọc nhân tạo

Câu 39: Enzim restrictaza trong công nghệ gen có vai trò:
A. Tham gia quá trình dịch mã để tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
B. Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch hoàn chỉnh.
C. Di chuyển trên mạch khuôn của gen để tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
D. Cắt ADN tại những trình tự nuclêôtit xác định.

Câu 40: Cá thể có kiểu gen: AB/ab giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số f = 20% thì giao tử AB được tạo ra chiếm tỷ lệ:

A. 20%

B. 100%

C. 40%

D. 75%

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

=> Xem hướng dẫn giải


  • 17 lượt xem