Soạn bài Con mối và con kiến Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến - KNTT 7 tập 2

  • 4 Đánh giá

Soạn bài Con mối và con kiến sách KNTT tập 2 với đáp án chi tiết cho các câu hỏi trong bài được giải đáp chính xác, KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo.

Đọc văn bản

Theo dõi 1 trang 8 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức

Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?

Trả lời :

Mối cảm thấy các chú kiến làm việc là khổ lao, có thái độ chế diễu khi kiến làm việc suốt ngày mà vẫn gầy, còn mối thì ngồi chơi mà vẫn béo trục béo tròn

Theo dõi 2 trang 9 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức

Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối?

Trả lời :

Kiến tỏ ra không đồng ý và tỏ ra khiển trách về lối sống của mối

Theo dõi 3 trang 9 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức

Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

Trả lời :

Lối sống của mối sẽ dẫn đến đục rỗng hết mọi tủ hòm nhà cửa, khiến nhà đổ sập xuống đi đời nhà mối.

Sau khi đọc

Nội dung chính: Con mối và con kiến

Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.

Câu 6 trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2

Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng?

Trả lời:

Con mối

Con kiến
Lời thoại

Mối gọi bảo: "Kiến ơi các chú
Tội tình gì lao khổ lắm thay!
Làm ăn tìm kiếm khắp ngày
Mà sao thân thể vẫn gầy thế kia
Chúng ta đây chẳng hề khó nhọc
Mà ố ề béo trục béo tròn
Ở ăn ghế chéo, bàn tròn
Nhà cao cửa rộng, tủ hòm thiếu đâu?"

Kiến rằng: "Trên địa cầu muôn loại"
Hễ có làm thì mới có ăn
Sinh tồn là cuộc khó khăn
Vì đàn vì tổ nên thân gầy gò
Các anh chẳng vun thu xứ sở
Cứ đục vào chỗ ở mà xơi
Đục cho rỗng hết mọi nơi
Nhà kia đổ xuống đi đời các anh"
Quan niệm sống bộc lộ qua lời thoại

- Mối có lối sống lười biếng, chỉ thích rong chơi, chơi bời, không chịu làm việc

- Mối chỉ biết nghĩ cho hiện tại, không nghĩ cho tương lai, nên tự phá nhà ở của chính mình

- Kiến có lối sống chăm chỉ, chịu khó làm lụng, tích cóp để chăm lo cho cuộc sống

- Kiến biết lo nghĩ cho tương laiu, vun vén cho nhà cửa, tổ ấm của mình

Câu 7 trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2

Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho kiến? Vì sao em khẳng định như vậy?

Trả lời:

- Thiện cảm của người kể chuyện dàng cho kiến.

- Bởi vì:

  • Dựa vào trong văn bản: tác giả dùng từ mang nghĩa chê bai "béo trục béo tròn" để miêu tả mối, đồng thời còn khắc họa kết cục của chúng qua hình ảnh "đi đời các anh"
  • Ở ngoài đời thực: loài mối là loài vật xấu, chuyên phá hoại nhà cửa và đồ vật làm từ gỗ gây ảnh hưởng con người, còn kiến là loài vật chăm chỉ, chịu khó và đoàn kết

Câu 8 trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2

Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến.

Trả lời:

Đẽo cày giữa đường

Ếch ngồi đáy giếng Con mối và con kiến

- Đưa đến bài học: chúng ta phải có chủ kiến riêng, biết lắng nghe, chọn lọc và phân tích những lời khuyên từ bên ngoài, để rút ra lựa chọn cuối cùng hợp lý với hoàn cảnh của bản thân

- Đưa đến bài học: chúng ta không nên tự hài lòng với những gì đã có, mà phải biết nhìn xa hơn, chủ động khám phá, tìm hiểu và chinh phục cái mới

- Đưa đến bài học: chúng ta cần phải biết chăm chỉ làm việc, học tập, cố gắng tích lũy cho tương lai, không nên lười biếng, ham chơi

→ Điểm giống nhau về nội dung của 3 truyện, là từ các nhân vật được kể, nêu lên những đạo lý, bài học cuộc sống ý nghĩa cho người đọc

Soạn bài Con mối và con kiến được giáo viên KhoaHoc hướng dẫn chi tiết nội dung từng bài học bám sát với nội dung chương trình học của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 7. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 2 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.

  • 1.938 lượt xem