Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến - KNTT 7 tập 2

  • 1 Đánh giá

Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng sách KNTT tập 2 với đáp án chi tiết cho các câu hỏi trong bài được giải đáp chính xác, KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo.

* Đọc văn bản

Theo dõi 1 trang 7 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức

Sự khác nhau về môi trường của ếch và rùa.

Trả lời :

ẾchRùa
Sống trong một cái giếng sụp → môi trường sống nhỏ hẹpSống ở biển đông → môi trường sống rộng lớn

Theo dõi 2 trang 7 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức

Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng.

Trả lời :

Điều khiến ếch cảm thấy sung sướng là:

  • Có thể nhảy ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng
  • Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tới mắt cá
  • Một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội

Theo dõi 3 trang 8 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức

Biểu hiện của ếch khi được nghe về biển.

Trả lời :

Biểu hiện của con ếch khi nghe rùa nói về biển là ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Ếch ngồi đáy giếng

Bài văn kể về một con ếch cảm thấy cuộc sống của mình bên trong cái giếng nhỏ là sung sướng, tự do nhất đời, mời con rùa biển đông vào giếng chơi cho biết. Con rùa không thể chui vừa cái giếng nhỏ, bèn nói cho ếch nghe về sự rộng lớn của biển đông. Con ếch nghe về biển bèn mới thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

Câu 3 trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2

Những điều làm cho con ếch cảm thấy sung sướng:

+ Tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bởi trong nước thì nước đổ nách và cằm tôi, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tôi tới mắt cá: sung sướng vì có cuộc sống tự do tự tại.

+ Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi: sung sướng vì thấy những con vật khác không bằng mình.

+ Vả lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa: sung sướng vì tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng.

+ Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết?: sung sướng đến mức khoe khoang với rùa về “thế giới trong giếng” của mình.

Câu 4 trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2

Con vật

Ếch

Rùa

Môi trường sống

Không gian hẹp (một cái giếng sụp), vận động trong khoảng không gian hẹp (chỉ từ miệng giếng vào đến trong giếng), tiếp xúc với những con vật nhỏ bé (lăng quăng, cua, nòng nọc), nên chưa hề biết tới sự rộng lớn và bao điều mới lạ khác của thế giới bên ngoài.

Không gian rộng (biển), sống lâu (nên lớn đến nỗi không vào nổi trong giếng), chứng kiến nhiều điều (rùa đã đi đây đi đó, chí ít là đã băng qua con đường từ biển tới nơi có cái giếng),...

Nhận thức và cảm xúc

Cảm thấy sung sướng với cái “thế giới” nhỏ bé mình đang sống và thực sự choáng ngợp trước cái vĩ đại của biển.

Lùi lại (biểu thị việc không còn quan tâm đến cái thế giới nhỏ bé của ếch) và kể cho ếch biết về niềm sung sướng mà rùa được trải nghiệm (“cái vui lớn của biển đông”).

Câu 5 trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2

- Ngạc nhiên: Sự vĩ đại của biển nằm ngoài hiểu biết của ếch, khiến ếch hoàn toàn bất ngờ.

- Thu mình lại: Niềm vui và niềm tự hào của ếch bị thay thế bởi cảm giác nhỏ bé trước sự vĩ đại của biển.

- Hoảng hốt, bối rối: Cảm giác của ếch khi mất niềm tin (bối rối) vào những điều ếch đã tin và tự hào trước đây, choáng ngợp (hoảng hốt) trước những điều mới mẻ, lớn lao, vĩ đại hơn những điều ếch đã từng biết.

Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng được giáo viên KhoaHoc hướng dẫn chi tiết nội dung từng bài học bám sát với nội dung chương trình học của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 7. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 2 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.

  • 170 lượt xem