Các vùng trên bề mặt trái đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Các vùng trên bề mặt trái đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài chi tiết, đồng thời tìm hiểu thêm ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa, sự phân bố lượng mưa trên trái đất. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Các vùng trên bề mặt trái đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là?

A. Vùng Xích đạo, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng cực.

B. Vùng Xích đạo, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng cực.

C. Vùng ôn đới, vùng Xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.

D. Vùng Xích đạo, vùng ôn đới, vùng cực, vùng chí tuyến.

Đáp án đúng: B. Vùng Xích đạo, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng cực.

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới.

- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

- Mưa càng ít khi càng về gần hai cực.

I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển (thuộc chương trình giảm tải)

1. Khí áp

- Phân loại: Các khu áp thấp và các khu áp cao.

- Tính chất:

+ Áp thấp: thường mưa nhiều.

+ Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa.

2. Frông

- Phân loại: Frông nóng và frông lạnh.

- Tính chất: Nơi có frông nóng và frông lạnh đều có mưa.

- Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.

3. Gió

- Phân loại: Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió mùa.

- Tính chất: Nơi có các loại gió trên thường mưa nhiều hoặc rất nhiều.

4. Dòng biển

Các vùng trên bề mặt trái đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là?
Các dòng biển nóng, lạnh chính trên Trái Đất

- Phân loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

- Tính chất:

+ Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều.

+ Dòng biển lạnh: mưa ít.

- Mưa đá: Nước mưa rơi ở thể rắn (băng).

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

1. Khí áp

- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.

- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).

2. Frông

- Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.

3. Gió

- Gió mậu dịch: mưa ít.

- Gió Tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, phía Tây Bắc Mĩ).

- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa).

4. Dòng biển

- Tại vùng ven biển:

+ Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).

+ Dòng biển lạnh: mưa ít.

5. Địa hình

- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.

- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (vì nhiệt độ cao, khí áp thấp, có nhiều biển, đại dương, diện tích rừng lớn, nước bốc hơi mạnh).

- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam (áp cao, diện tích lục địa lớn).

- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (áp thấp, có gió tây ôn đới từ biển thổi vào).

- Mưa càng ít khi càng về gần hai cực (áp cao,nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước).

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của Đại Dương

- Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố lượng mưa không đều.

- Mưa nhiều: gần biển, dòng biển nóng.

- Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió không, ở phía nào.

- Nguyên nhân: Phụ thuộc vị trí xa, gần đại dương; ven bờ có dòng biển nóng hay lạnh; gió thổi từ biển vào từ phía đông hay phía tây.

Các vùng trên bề mặt trái đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ mang đến cho các em củng cố kiến thức môn Địa lớp 10 đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 24 lượt xem
Chủ đề liên quan