Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo là Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo là được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Gồm câu hỏi trắc nghiệm cùng với kiến thức mở rộng về dải hội tụ nhiệt đới: Định nghĩa dải hội tụ nhiệt đới, những yếu tố ảnh hưởng, ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới của nước ta...Để tìm hiểu thêm các em cùng tham khảo chi tiết dưới đây nhé

Trắc nghiệm: Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo là

A. frông địa cực

B. frông ôn đới

C. frông nội chí tuyến

D. dải hội tụ nhiệt đới

Trả lời:

Đáp án: D. dải hội tụ nhiệt đới

Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo là dải hội tụ nhiệt đới.

Kiến thức mở rộng về dải hội tụ nhiệt đới

1. Định nghĩa dải hội tụ nhiệt đới

- Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu, của tín phong một bán cầu với tín phong bán cầu kia vượt xích đạo đổi hướng và tín phong mỗi bán cầu với đới gió tây xích đạo mở rộng.

- Gần sát xích đạo. Xảy ra ở Đại Tây Dương khi tín phong 2 bán cầu gặp nhau ở gần xích đạo. Loại dải hội tụ gió này có tần suất cao, tồn tại ngay trên bản đồ gió trung bình toàn cầu ở miền xích đạo ĐTD. Trong dải hội tụ nhiệt đới này, dải mây tích và mây vũ tích tạo thành dải có mật độ không đều. Chiều rộng của dải mây chừng 200- 300m, chiều dài rất lớn, có trường hợp gần như bao quanh Trái Đất.

- Dải hội tụ nhiệt đới chỉ hoạt động chủ yếu trong khu vực nội chí tuyến. Nó có thể di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống phía Nam dựa vào chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

- Dải hội tụ nhiệt đới loại 2 là kết quả của sự hội tụ giữa tín phong Nam Bán Cầu vượt xích đạo chuyển hướng thành gió mùa tây nam với tín phong đông bắc Bắc Bán Cầu. Đặc điểm của loại dải hội tụ nhiệt đới này là nằm cách xa xích đạo, với khoảng cách này lực Coriolis đủ lớn để tạo các xoáy xoáy thuận thể hiện qua các xoáy mây trên ảnh mây vệ tinh. Dải hội tụ nhiệt đới loại 2 đặc trưng cho dải hội tụ nhiệt đới ở Đông Nam Á và Biển Đông. Những xoáy thuận trên dải hội tụ nhiệt đới là nhiễu động ban đầu cho sự hình thành của bão ở Biển Đông.

- Tín phong hai bán cầu hội tụ với đới gió tây xích đạo mở rộng. Dải hội tụ nhiệt đới thứ ba là dải hội tụ kép với dải hội tụ chính ở Bắc Bán Cầu và dải hội tụ phụ ở Nam Bán Cầu với cường độ phát triển không lớn bằng dải hội tụ ở phía bắc. Loại dải hội tụ nhiệt đới này ít thấy hơn so với hai loại trên và chỉ xảy ra ở nơi đới gió tây xích đạo biểu hiện rõ.

Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo là

2. Những yếu tố ảnh hưởng

- Dải hội tụ nhiệt đới cũng là một dải thấp nên có sự tương tác với vùng thấp ngoài biển. Thực tế theo thống kê có 80% bão và áp thấp nhiệt đới được hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới.

- Khu vực xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới thường có nhiều mây, gây mưa lớn, xuất hiện dông và gió xoáy rất nguy hiểm.

3. Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới của nước ta

- Việt Nam chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới với một bên là gió Tây Nam và một bên là gió tín phong Đông hoặc Đông Nam từ Biển Đông-Thái Bình Dương thổi vào. Dải hội tụ ảnh hưởng tới nước ta từ khoảng tháng 6 đến tháng 9.

- Nơi có hoạt động của dải hội tụ thường gây ra mưa giông lớn trên diện rộng.

- Dải hội tụ nhiệt đới thường hoạt động trong khu vực nội chí tuyến.

- Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển lên phía Bắc hay xuống phía Nam phụ thuộc vào chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

- Vào mùa đông khi mɑ̀ gió tín phong bắc bán cầu hoɑ̣t động mạnh vượt qua xích đạo sɑng nam bán cầu và đổi thành hướng tâу bắc hội tụ với gió tín phong nɑm bán cầu. Do đó dải hội tụ vɑ̀o mùa đông thường nằm ở phía nɑm xích đạo.

a. Vào đầu mùa hạ

- Gió Tây Nam ở khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương trên vịnh Ben – gan hoạt động mạnh mẽ. Nó thổi đến nước ta và hội tụ với Tín phong Bắc bán cầu, tạo thành dải hội tụ chạy dọc theo hướng kinh tuyến.

- Do gió Tây Nam trên vinh Ben – gan hoạt động mạnh mẽ hơn nên đã đẩy Tín phong Bắc bán cầu ra xa. Do vậy, dải hội tụ hoạt động chủ yếu vào khu vực miền Nam nước ta.

=> Ở nước ta, vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa đầu mùa trên phạm vi cả nước. Gây mưa lớn cho 2 khu vực là Nam Bộ và Tây Nguyên. Đồng thời gây mưa tiểu mãn cho khu vực Trung Bộ. Thậm chí còn gây phơn khô nóng cho khu vực Trung Bộ và phía Nam Tây Bắc, tùy thuộc vào vị trí tương đối của dải hội tụ nhiệt đới so với nước ta.

b. Vào thời điểm giữa và cuối của mùa hạ

- Do sự hoạt động mạnh mẽ của áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu nên Tín phong Nam bán cầu thổi vượt qua đường Xích đạo, thổi lệch vào nước ta tạo thành gió mùa Tây Nam. Đồng thời, nó hội tụ với Tín phong Bắc bán cầu và hình thành nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo chiều của vĩ tuyến.

- Sau khi hình thành, dải hội tụ sẽ gây mưa lớn trên phạm vi cả nước, hoạt động chậm dần từ Bắc đến Nam theo chuyển động của Mặt Trời: Tháng 8 ở Bắc Bộ, tháng 9, 10 ở khu vực Trung Bộ, Nam Bộ.

Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo là được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với kiến thức về dải hội tụ nhiệt đới sẽ giúp các em tìm hiểu thêm nhiều kiến thưc hay, bổ ích từ đó học tốt môn Địa lí 10, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa học, Ngữ văn, tiếng Anh,....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 20 lượt xem
Chủ đề liên quan