Gió Mậu Dịch có đặc điểm là Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Gió Mậu Dịch có đặc điểm là được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, đầy đủ, hy vọng sẽ giúp các em nắm tốt bài. Đồng thời các em tìm hiểu thêm về gió mậu dịch về đặc điểm và khái quát về nó. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em cùng tham khảo nhé

Câu hỏi: Gió Mậu Dịch có đặc điểm là:

A. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa.

B. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh, khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa.

C. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tính chất chung là ẩm ướt.

D. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tính chất chung là khô.

Lời giải:

Đáp án D. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tính chất chung là khô.

Gió Mậu Dịch có đặc điểm là

1. Khái quát Gió mậu dịch

Gió mậu dịch hay gió tín phong (tiếng Anh: trade wind hay passat, bắt nguồn từ passar trong tiếng Bồ Đào Nha) là gió thổi thường xuyên trong những miền Cận Xích đạo. Gió mậu dịch thổi từ những miền áp cao ở các vĩ độ ngựa về vùng áp thấp xung quanh xích đạo.

Trên Bắc bán cầu thì đây là những luồng gió thổi chủ yếu theo hướng (chiều) Đông Bắc – Tây Nam, còn trên Nam bán cầu là hướng (chiều) Đông Nam – Tây Bắc (do ảnh hưởng của lực Coriolis).

Trong những miền cận xích đạo, gió mậu dịch đến từ hai bán cầu gặp nhau tạo thành những dòng đối lưu bốc lên cao (vì vậy mà ở sát mặt đất thì yên lặng, hoặc gió thổi yếu). Nó tạo thành cái gọi là đới hội tụ liên chí tuyến (ITCZ).

2. Đặc điểm của gió mậu dịch

Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tính chất chung là ẩm ướt. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tính chất chung là khô.

3. Một số loại gió khác

Gió Tây ôn đới

- Phạm vi hoạt động: 300 - 600 ở mỗi bán cầu.

- Thời gian: Gần như quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu là hướng Tây.

- Nguyên nhân: Do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

Gió mùa

- Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng gió ớ hai mùa có chiều ngược lại nhau.

- Gió mùa thường có ở đới nóng như : Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrây-li-a... và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình như : phía đông Trung Quốc. Đông Nam L.B Nga, Đông Nam Hoa Kì...

- Nguỵên nhân hình thành gió mùa khá phức tạp, chủ yếu là do sự nóng lên hoặc inh đi không đêu giữa lục địa và đại dương theo mùa. lừ đó có sự thay đổi cua các vùng khí áp cao và khí áp thấp ờ lục địa và đại dương.

- Ví dụ : ở khu vực Nam Á và Dông Nam Á vào mùa hạ ở bán cầu Bắc. khu vực chí tuyến nóng nhất do đó hình thành trung tâm áp thấp l-ran (Nam Á). Vì vậy, gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo bị lệch hướng trở thành gió Tây nam mang theo nhiều hơi ẩm và mưa.

- Về mùa đông? lục địa lạnh, các áp cao thường xuyên ở Bắc Cực phát triển mạnh và chuyển dịch xuống phía nam, đến tận Trung Quốc và Hoa Ki... Gió thổi từ phía bắc xuống theo hướng bắc - nam, nhưng bị lệch hướng trở thành gió đông bắc, gió này lạnh và khô.

Gió địa phương

* Gió biển, gió đất

- Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).

- gió biển có tính cục bộ hơn gió thịnh hành. Do đất hấp thụ bức xạ mặt trời nhanh hơn nhiều so với nước, gió biển là hiện tượng phổ biến dọc theo bờ biển sau khi mặt trời mọc

- Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.

* Gió fơn

- Hiện tượng foehn chỉ việc gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng. Ở Việt Nam, hiện tượng foehn vào mùa gió Tây Nam thường được dân gian gọi là gió Lào hoặc gió phơn Tây Nam khô nóng

Gió hình thành và chuyển động song song với mặt đất. Khi bị núi chắn ngang thì gió phải vượt lên cao, lên tầng không khí loãng và lạnh hơn, khiến cho hơi nước ngưng tụ, gây mưa bên triền núi hứng gió và đồng thời làm gió giảm áp suất. Khi đã qua đỉnh núi thì gió trở thành một luồng khí khô hạ áp nên khi đi từ trên cao xuống, gặp không khí đặc hơn gió sẽ bị nén lại. Quá trình đó làm tăng nhiệt độ của gió (quá trình đoạn nhiệt trong nhiệt động lực học). Kết quả là bên triền núi hứng gió (đoạn lên núi) thì gió ẩm, mát và gây mưa nhiều nhưng bên triền núi khuất gió (đoạn xuống núi) thì gió lại khô và nóng. Dãy núi càng cao, thì khi xuống núi mức gia tăng nhiệt độ càng lớn và càng khô.

- Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.

Gió Mậu Dịch có đặc điểm là được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức, từ đó học tốt môn Địa lí lớp 10. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu với nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 41 lượt xem
Chủ đề liên quan