Thủy triều lớn nhất khi nào? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Thủy triều lớn nhất khi nào? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài hôm này gồm câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án để các em so sánh đánh giá kết quả, đồng thời các em tìm hiểu thêm kiến thức mở rộng về thủy triều qua đó nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Trắc nghiệm: Thủy triều lớn nhất khi nào?

A. Trăng tròn

B. Trăng Khuyết

C. Không Trăng

D. Trăng Tròn hoặc không trăng

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Trăng Tròn hoặc không trăng

Giải thích:

- Thủy triều lớn nhất khi Trăng Tròn hoặc không trăng (Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên 1 đường thẳng)

Kiến thức mở rộng về thủy triều

1. Thủy triều là gì?

- Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước dâng (triều lên thường gọi là "nước lớn") và nước rút (triều xuống tức "nước ròng") vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.

* Thủy triều trải qua 4 giai đoạn chính:

- Triều lên là lúc mặt nước dâng lên cao hơn bình thường làm ngập vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền.

- Triều cao là thời điểm thủy triều lớn nhất, mực nước dâng lên cao nhất trước khi nó rút xuống

- Thủy triều xuống là khi nước rút khỏi vùng nước nó lấn lên trước đó, hiện tượng này sẽ xảy ra trong vài giờ

- Triều thấp là hiện tượng mực nước sẽ ở vị trí cố định tại điểm thấp nhất.

Thành phần thủy triều là sự tác động của các yếu tố tới các thay đổi của thủy triều như sự tự quay quanh trục của trái đất, khoảng cách giữa mặt trăng hay mặt trời so với trái đất và đường xích đạo, độ nghiêng của mặt phẳng xích đạo.

2. Nguyên nhân xuất hiện thủy triều

- Thủy triều được hình thành do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và lực li tâm gây ra. Có thể hiểu là thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình elip.

- Theo chu kỳ ngày và đêm của Trái Đất, nó sẽ tự một mình quay quanh nó một vòng. Đồng nghĩa với việc khi ở một điểm nào trên Trái Đất có một lần hướng về Mặt Trời sẽ xuất hiện thủy triều. Có 2 loại thủy triều:

+ Thủy triều bán nhật triều: Mỗi ngày Trái Đất sẽ có 2 lần nước dâng cao và 2 lần nước xuống

+ Thủy triều toàn nhật triều: Chu kỳ mỗi ngày thủy triều dâng cao 1 lần và 1 lần thủy triều xuống.

- Mặt trời cũng có khả năng sinh ra lực hấp dẫn thủy triều. Tuy nhiên khả năng chỉ bằng 5/11 lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Nếu lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời trùng nhau thì nước thủy triều tăng lên cao hơn.

3. Đặc điểm

- Tuần trăng và thủy triều: New moon = trăng mới. Full moon = trăng rằm. First quarter moon = trăng thượng tuần. Third quarter moon = trăng hạ tuần. Spring tide = triều cường. Neap tide= triều kém.

- Những biến đổi thủy triều trải qua các giai đoạn sau:

+ Triều dâng (flood tide): xảy ra khi mực nước biển dâng lên trong vài giờ, làm ngập vùng gian triều.

+ Triều cao (high tide): nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó.

+ Triều xuống (ebb tide): mực nước biển hạ thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng gian triều.

+ Triều thấp (low tide): nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó.

- Thủy triều tạo ra các dòng chảy có tính dao động gọi là dòng triều hay triều lưu. Thời điểm mà dòng triều ngừng chuyển động được gọi là nước chùng hoặc nước đứng (slack water).

- Sau đó, thủy triều đổi hướng, tạo ra sự biến đổi ngược lại. Nước đứng thường xuất hiện gần lúc mực nước triều cao hoặc triều thấp; nhưng tại một số nơi, thời gian nước đứng là khác biệt đáng kể so với thời gian triều cao hoặc triều thấp.

- Hiện tượng thủy triều phổ biến nhất là bán nhật triều hoặc nhật triều, tức là hai lần nước lớn trong ngày có đỉnh không bằng nhau; chúng bao gồm mực nước lớn cao và mực nước lớn thấp trên đồ thị triều. Tương tự đối với hai lần nước ròng gồm nước ròng cao và nước ròng thấp.

4. Ứng dụng của thủy triều trong đời sống

- Từ xa xưa con người đã biết tận dụng hiện tượng thiên nhiên này vào thực tế cuộc sống. Tại Việt Nam việc quan sát thủy triều lên xuống đã mang lại những lợi ích với cùng to lớn. Một số ứng dụng của thủy triều trong đời sống – xã hội như sau:

+ Đóng góp lớn cho lịch sử dân tộc Việt Nam. Bạn còn nhớ chiến thắng quân Nam Hán và Mông Nguyên trên sống Bạch Đằng năm nào không? Yếu tố thủy triều đóng vai trò quyết định đến chiến thắng của quân ta.

+ Từ xa xưa, con người sống dựa sông dựa biển nên đã biết cách tính theo con nước. Chu kỳ lên xuống của nó. Chính nhờ yếu tố tự nhiên mà con người tìm được nguồn lương thực lớn từ thủy triều. Biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá,…

+ Mỗi lần chu kỳ của thuỷ triều xuất hiện, mang theo nguồn thuỷ hải sản phong phú. Do đó hoạt động đánh bắt cá phụ thuộc vườn điều kiện, thời gian kéo dài mỗi chu kỳ thủy triều.

+ Con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp như sản xuất điện dựa vào triều cường. Góp phần to lớn cho ngành ngư nghiệp như đánh bắt hải sản. Tham gia vào quá trình nghiên cứu thủy văn.

+ Con người tận dụng lợi thế thủy triều để đóng tàu thuyền.

Thủy triều lớn nhất khi nào? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần trắc nghiệm kèm theo kiến thức mở rộng về thủy triều các em sẽ nắm bài tốt hơn, qua đó học tốt môn Địa lí 10. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 60 lượt xem
Chủ đề liên quan